1. Giải thích
- “Nói”: Sự phát ngôn thành lời những suy nghĩ, quan điểm, tình cảm... của con người.
- “Làm”: Muốn nói đến hoạt động, hành động của con người.
- Mối quan hệ giữa “nói” và “làm”: thường chặt chẽ, qua lại... (ngấm ngầm hay rõ ràng).
2. Phân tích - chứng minh
Ý 1: Nói và làm trong cuộc sống mỗi người.
- Con người trong cuộc sống vốn được biểu hiện qua nhiều yếu tố, trong đó “nói” và “làm” là hai yếu tố đặc biệt quan trọng, thường được xem xét theo những tiêu chuẩn riêng biệt.
- “Nói” thường và phải nên đi đôi với “làm”, góp phần thể hiện đúng đặc điểm, bản chất của mỗi con người.
Ý 2: Khi “nói” và “làm” không đi đôi vói nhau.
- Khi “nói” không đi đôi với “làm”, hoặc do hoàn cảnh khách quan tác động, hoặc do yếu tố chủ quan chi phối, đều cho phép nhận rõ tính cách của con người (ở mỗi giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể).
- Trong quá trình viết bài học sinh cần lấy dẫn chứng.
3. Đánh giá - mở rộng
- Đây vừa là phương diện quan trọng để con người tự bộc lộ mình, vừa là điều kiện để con người có thể xét đoán người khác.
- Cuộc sống chỉ thực sự có giá trị và ý nghĩa khi “nói” và “làm” theo các chuẩn mực đạo đức, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của con người và toàn xã hội.
4. Bài học
- Nhận thức: cần phải luôn cẩn trọng trong cả “nói” và “làm”, tránh không để người khác hiểu sai về mình, và cũng không xét đoán sai người khác.
- Hành động.
+ Cần rèn luyện tính trung thực, kiên định để lời nói và việc làm luôn nhất quán.
+ Cần có kế hoạch cụ thể cho những dự định của bản thân, luôn trau dồi tri thức, kĩ năng sống, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp ờ con người để có thể khẳng định giá trị bản thân bằng những gì mình đóng góp cho đời.