Phân tích vẻ đẹp của khổ thơ sau trong bài thơ "Đò lèn" (Nguyễn Duy). "Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi khi tôi biết thương bà thì đã muộn bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi."

Là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ ca Việt Nam thời kì đổi mới, Nguyễn Duy được bạn đọc biết nhiều nhất với tập thơ “Mẹ và em” sáng tác năm 1987. Trong tập thơ phải kể đến “Đò lèn”, bài thơ tập trung những nét tiêu biểu trong phong cách thơ Nguyễn Duy: quan tâm đến cuộc sống, cội nguồn, đến những giá trị vĩnh hằng; thiết tha với số’ phận con người và chất triết lí thâm trầm hài hoà với chát hóm hỉnh dân dã... Bài thơ có khổ thơ kết thúc đầy xúc cảm:

“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sống xưa vẫn bển lở bên bồi

khi tôi biết thương bà thì đã muộn

bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.”..

Đò Lèn là một địa danh nối tiếng ở Thanh Hoá, quê hương của nhà thơ. Cùng với dòng suy tướng về người bà, kí ức tuối thơ gắn với địa danh thân thiết đã cho thấy cảm hứng cội nguồn là nét đẹp trong thơ Nguyễn Duy. Kí ức tuổi thơ gắn với mánh đất quê hương sống động, rưng rưng cảm xúc riêng tư. bốn khố thơ trước là sự đối lập giữa bức tranh làng quê, thế giới riêng hồn nhiên, trong sáng, vô tư cúa cậu bé với cuộc sống lam lũ, vất vả của người bà. Kí ức hiện lên trong những trò chơi con trẻ: câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn, chơi đền, xem lề... lúc nào cùng thấp thoáng hình ảnh cùa bà bên cạnh. Sự chân thực của đời sống và cái nhìn yêu mến, xót xa pha chút hối hận của người cháu khiến cho hình ảnh người bà hiện lên gần gùi và có sức ám ảnh lớn. Bà hiện lên trong công việc mưu sinh tấn táo, vất vả: “mò cua xúc tép ở đồng Quan”, “gánh chè xanh Ba Trại”, “bán trứng ở ga Lèn”. Dáng đi “thập thững những đêm hàn” sao giông bà mẹ “bước cao thâ'p” trên con đường quê cùa Hoàng cầm đến vậy! Nó gợi dáng tần tảo của biết bao phụ nữ Việt Nam, chịu thương, chịu khó...

Trong suốt quãng thời gian tuổi ấu thơ nhân vật tôi đã sống “trong suốt giữa hai bờ hư - thực”, giữa hư và thực, thế giới thánh thần, tiên phật cố’ tích và cuộc đời vất vá của bà. Trạng thái nhận thức ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên của một đứa trẻ đã khiến cậu bé trở nên vô tâm “đâu biết bà tôi cơ cực thế”; yêu mà không biết thương bà. Để rồi, khi tất cá đã qua đi, cậu bé con khi xưa đã trở thành một người trướng thảnh, giờ đây ngậm ngùi:

“Tói đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sống xưa vẫn bên lở, bên bồi

khi tôi biết thương bà thì đã muộn

bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”.

Trải qua những miền kí ức vui buồn, khổ thơ là một lời thú nhận đầy xót xa. Khoảng cách từ “thuở nhỏ” đến “tôi đi lính”, lại được gia tăng thêm bởi dấu (...) đủ để biến một cậu bé vô tư đến vô tâm ngày xưa trở thành người lớn. Thực tế cuộc sống, những kinh nghiệm chiến đấu và sự từng trải đã giúp tác giá phá vỡ hoàn toàn thứ ảo tưởng ngây thơ thời con trẻ, nhận ra “bà tôi cơ cực thế”, nhận ra dáng thập thững những đêm hàn thì tất cả đã muộn, “bà chi còn là một nấm có thôi”.

Thời gian làm cho con người ta trưởng thành. Cảng quê vẫn không thay đổi chỉ có con người là không thê’ nào thoát khỏi quy luật của tự nhiên. Dòng thơ đọc lên có sự ngậm ngùi, chua xót:

• “Tôi đi lính lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi”

Hắn quê ngoại vẫn là quê ngoại của ngày xưa với công Đa, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng... chỉ có con người là thay đổi. Hình ánh “dòng sống xưa bên lở bên bồi” có sức gợi rât lớn. Đó vẫn là dòng sống của những ngày bà xúc tép đồng Quan, bà gánh chè Ba Trại..., dòng sống của “tôi” đi câu cá, níu váy bà đi chợ, xem lễ đền Sòng... Nó không chỉ gợi về một miền quê lam lũ mà còn là cầu nối đưa tác giả trở về với quá khứ. Người đọc chợt thấy thắt lòng bởi lời thú nhận:

“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn”

Phải chăng phải đến tận lúc này đây, khi đứng trước dòng sống “bên lở bên bồi” người cháu mới biết thương bà nhưng tất cả cũng đã muộn? Hoàn toàn không phải như vậy. Tình yêu bà chất chứa từ những ngày còn bé khi “níu váy bà” như hình với bóng. Chỉ có điều ngày ấy, đó là thứ tình cam hồn nhiên trong sáng đến vô tâm. Chỉ biết yêu mà không biết thương và san sẻ với những vất vả của bà. Đi bên cạnh bà, cậu chỉ chú ý đến những trò chơi con trẻ, còn mình bà với những lo toan nặng gánh của cuộc sống mưu sinh. Câu thơ thể hiện sự phát triển trong nhận thức của nhân vật trữ tình. Từ “tôi đâu biết” và “tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực” đến cái “tôi biết” là cả một quá trình tự nhận thức lâu dài, sự phát triến trong tâm lí của người cháu theo thời gian. Đó là một chặng đường nhận thức và chiêm nghiêm không hề đơn giản. Cái “đâu biết” trước đó là do sự ngây thơ con trẻ. Chỉ nhìn thấy những vất vả bà đang phải gánh trên vai nhưng không biết đó là khổ, là cực. Cái “trong suốt giữa hai bờ hư thực” xuất phát từ niềm tin về sự gần gũi, tương đồng giữa hai thế giới thực và ảo. Chính vì thế mà người cháu cứ thế, bình yên sống trong niềm tin ngây thơ của riêng mình, đi bên cạnh bà mà không cảm nhận được nồi vất vả của bà. vẻ đẹp câu thơ toát lên từ dòng cảm xúc chân thành, sâu lắng của người cháu. Cái xót xa ân hận có sự pha trộn giữa kí ức và thực tại phũ phàng... Tất cả giờ đây trở thành “đã muộn” vì “bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”. Không bao giờ là muộn cho những tình cảm yêu thương con người dành cho nhau nhưng trong trựờng hợp này lại là muộn với nhân vật trữ tình bởi không còn cơ hội để có thể san sẻ với những cơ cực trong cuộc đời bà nữa. Tình yêu thương ngày càng lớn chỉ có thể bày tỏ với người giờ đây đã nằm dưới nấm mồ xanh cỏ. Nỗi đau đớn vì thế mà càng trở nên đau đớn, xót xa hơn.

Hình ảnh người bà là một hình tượng đẹp xuất hiện từ đầu đến cuối và là nguồn cảm hứng chính xuyên suốt bài thơ. Trong cuộc sống mưu sinh, bà hiện lên tần tảo, chịu thương chịu khó như bao người phụ nữ Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lại có sức mạnh vĩ đại. Cuộc đời tần tảo, lam lũ vì con vì cháu của bà là biểu tượng của tình yêu thương lớn lao, của bẳn lĩnh kiên cường mà thầm lặng. Chiến tranh nố ra tàn khốc, “đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền / thánh với phật rủ nhau đi đâu hết” lúc này còn lại bà, tiếp tục sống như một lời thách thức: “bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”. Hình ảnh bà hiện lên thật đẹp. Vậy mà cuối cùng, giờ đây, khi nhân vật tôi quay trở về, “bà chí còn là một nấm cỏ thôi”. Tác giả đã không dùng một từ nào khác mà là “nấm cỏ” để miêu tả nơi người bà an nghỉ. Bà nằm xuống, giản dị và bé nhỏ, khiêm nhường đến tội nghiệp như chính sự hi sinh thầm lặng trong cả cuộc đời. Sự tương đồng và đối lập trong quá khứ và hiện tại càng làm cho hình ảnh bà hiện lên đẹp đẽ cũng như khẳng định tình cảm yêu thương của nhân vật trữ tình.

Cái làm nên sức hấp dẫn, sấu sắc của bài thơ không chỉ ở hình tượng thơ gần gũi mà còn nằm trong chất triết lí sâu xa. Nếu như trong bài thơ “Ánh trăng”, chất triết lí thể hiện ngay từ tên Đề thơ với hình ảnh ánh trăng mang nhiều ý nghĩa biếu tượng. Ánh trăng tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống. Nó còn là lời nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, nhắc nhở lẽ sống thuỷ chung, son sắc...

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”.

Đọc “Đò Lèn” ta cũng bắt gặp một triết lí sống gây nhiều suy nghĩ. Trước hết, câu chuyện nêu lên một hiện tượng mang tính quy luật trong cuộc sống: con người ta thường chỉ hiểu hết ý nghĩa của những cái mình có khi nó đã qua đi. Người cháu trải qua một thời gian dài chiêm nghiệm cuộc sống đến khi thấu hiểu cuộc đời bà, đến khi biết bày tỏ tình cảm ấy thì cũng là lúc bà không còn trên đời nữa. Cái “tôi biết” tuy “đã muộn” nhưng dù sao cũng là bài học thấm thìa: đừng tự ru mình trong những ảo ảnh ngọt ngào. Sống giữa cõi thực hãy nhìn bằng cặp mắt tỉnh táo - như thế mới có thể chông lại cái xấu, cái ác, hiểu và cảm thông cho con người. Bài học triết lí làm cho bài thơ không chỉ đơn thuần là một bài “điếu văn” muộn màng viết về bà mà còn là bài học có ý nghĩa cho cuộc sống con người.

Tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh như một sinh thể có hồn chính là nhờ sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và hình thức. “Đò Lèn” nói chung cũng như khổ thơ cuối nói riêng thành công không chỉ bởi tình cảm chân thành của tác giả, hình tượng đẹp của người bà, chất triết lí sâu sa mà còn bởi Nguyễn Duy đã thể hiện nó trong một hình thức nghệ thuật tương xứng. Bài thơ có một hình thức trình bày đặc biệt: những chữ đầu dòng không viết hoa. Mạch thơ được triển khai theo dòng suy nghĩ miên man của nhân vật trữ tình, thể hiện sự liền mạch về hình ảnh và ý tưởng trong từng khổ cũng như cả bài thơ. Khổ thơ cuối đặt dấu chấm kết thúc bài thơ cũng là lúc kết thúc dòng suy tưởng của tác giả. Từ đó mở ra những cảm xúc khác nhau trong lòng người đọc.

Khổ thơ nằm trong nhịp thơ trôi chảy nhẹ nhàng theo dòng tâm sự, khi thiết tha, khi trầm lắng, suy tư của toàn bài, cùng với đó là việc sử dụng một cách có hiệu quả biện pháp tu từ và hệ thông hình ảnh gần gũi, đầy sức gợi. Chỉ một dấu (...) thôi cũng đủ để nhấn mạnh khoảng thời gian từ khi tác giả lớn lên, đi lính đến lúc trở về. Nó cũng là khoảng lặng trong tâm hồn tác giả trước sự thực phũ phàng mà mình đang phải đối mặt: “bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”. Khổ thơ giống như một nốt nhạc trầm, kết thúc bài thơ mà vẫn còn vang vọng, dư âm..

“Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên trên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ tâm lòng của người viết”. “Đò Lèn” của Nguyễn Duy đã đạt được cả ba điều ấy để làm nên một bài thơ thật hay, thật đẹp...

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.