So sánh tính cách và số phận Mị và A Phủ trong tác phẩm vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Gợi ý làm bài

Đây là kiểu bài so sánh trên sự phân tích nhân vật. Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là câu chuyện về cuộc đời của Mị và A Phủ. Hai nhân vật này có những điểm giống nhau về số phận và tính cách, song lại có nhiều điểm khác nhau, đù cả hai đều là nhân vật chính, gắn bó với nhau suốt chiều dài của tác phẩm. Trình bày bài viết theo các ý chính sau:

1. Sự giống nhau.

- Tính cách:

Mị và A Phủ đều là những người lao động có phẩm chất tốt đẹp. Cả hai đương còn trẻ.

+ Mị là người con gái xinh đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống. Mị cũng là rất hiếu thảo với cha. Do đó, dù biết quý trọng cuộc sống tự do, khao khát hạnh phúc của riêng mình, nhưng Mị vẫn đành lòng làm người con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra, cam chịu kiếp, sống ngựa trâu.

+ A Phủ là thanh niên khỏe mạnh, giàu bản lĩnh và thiết tha yêu đời. Khi cả làng Hángbla bị đậu mùa, chết cả, người ta bắt A Phủ đem xuống bán đổi thóc của người Thái dưới cánh đồng. Mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp. A Phủ bỏ trốn, lưu lạc nơi này, nơi khác. Lớn lên, anh biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo. Khi A Sử đến phá đám chơi của thanh niên trong làng, A Phủ, mặc dù biết hắn là con quan, vẫn không sợ, xông vào đánh.

- Số phận 

+ Mị và A Phủ đều là những ngườỉ nghèo, bị áp bức, bóc lột và cuối cung phải làm nô lệ cho nhà thống lý Pá Tra. Mị trở thành con dâu gạt nợ; A Phủ là người gạt nợ.

+ Sau một thời gian bị đày đọa, cả hai đều an phận. Nhưng rồi đã tự giải thoát. Họ đi từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác. Đây cũng là con đường tất yếu để tìm đến hạnh phúc của những người nghèo miền núi dưới chế độ thực dân phong kiến.

2. Sự khác nhau

- Tính cách

+ Mị là người con gái có tâm hồn rất nhạy cảm. Chỉ tiếng sáo, tiếng hát đêm xuân vọng lại đã khiến cô thiết tha bổi hổi, sống lại thế giới của ngày trước đầy sắc màu và tươi trẻ của mình. Mị lại là người sâu lắng, chín chắn, giàu sức sống biểu hiện qua đời sống nội tâm phong phú, khi sôi nổi, mãnh liệt, khi trầm uất, nghẹn ngào... Vì thế, tác giả chú ý khắc họa đời sống nội tâm của nhân vật Mị: Nhân vật nghĩ nhiều, nói ít, ít hành động, nhiều đoạn chỉ là độc thoại nội tâm như đêm mùa xuân Mị nghe tiếng sáo, đêm cô cởi trói cho A Phủ... Còn có thể thấy rõ, Mị là phụ nữ nên lắm lúc yếu đuối, dễ xúc động: nhìn thấy A Phủ khóc thì thương cảm...

+ A Phủ là chàng thanh niên nghèo, mồ côi, sống tự lập từ bé. Cuộc sống đó đã rèn luyện cho A Phủ sự cứng cỏi, ngang bướng, lòng ngay thẳng (đánh lại A Sử; vào rừng săn bò tót, chăn bò, chăn ngựa; khi bị đánh vẫn chịu đứng, không nói năng gì; khi được cởi trói thì vùng bỏ chạy...). Với A Phủ, tác giả chủ yếu khắc họa nhân vật bằng hành động.

- Số phận

+ Mị: tiêu biểu cho người phụ nữ nghèo miền núi (dễ dàng bị cướp, bị giày vò thân xác, làm con dâu gạt nợ là gánh chịu thân phận thấp kém hơn cả con vật...).

+ A Phủ: tiêu biểu cho thanh niên nghèo miền núi, là ngườigạt nợ, là công cụ lao động đắc lực cho chủ.

3. Đánh giá

Mỗi nhân vật, nhà văn tập trung khắc họa theo cách riêng, trở thành những chân dung tiêu biểu cho một lớp nguời. Dù là A Phủ, hay Mị, khi xây dựng, Tô Hoài đều gửi gắm nhiều tình thương yêu, trân trọng.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.