Thông tin về xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Hoa Kỳ: đặc điểm, xu hướng, chính sách và những ngành hàng có triển vọng (Phiên bản mới nhất, cập nhật tháng 6/2021)

MUA TẠI ĐÂY

ỷ trọng của thị trường Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam liên tục gia tăng trong giai đoạn 2015-2021, từ mức chỉ 13% vào năm 2015 đã lên tới 17% như hiện nay. Năm 2020 là năm đầu tiên tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước vượt qua mốc 90 tỷ USD (đạt 90,8 tỷ USD) và cùng hướng tới con số 100 tỷ USD vào năm 2021.

Quy mô về dân số, sức mua cao, hệ thống phân phối hiện đại và thương mại điện tử đang phát triển nhanh mạnh mang lại cho Hoa Kỳ sức hấp dẫn và thu hút tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu trong nhiều lĩnh vực trên toàn cầu, trong đó có các nhà xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên chính những đặc điểm hấp dẫn trên cũng khiến Hoa Kỳ trở thành một thị trường khó khăn và cạnh tranh bậc nhất, bởi các nhà xuất khẩu sang Hoa Kỳ không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các nhà cung cấp nội địa. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng áp dụng yêu cầu toàn diện và nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nhập khẩu về nhiều khía cạnh như: quy định kỹ thuật, an toàn, bảo vệ môi trường…

Về tổng thể, những năm gần đây và tiếp tục xu hướng này trong thời gian tới, Hoa Kỳ triển khai nhiều chính sách nhằm tái cân bằng cái cân thương mại với các nước mà hước này đang nhập siêu, bảo vệ sản xuất trong nước,…các mô hình kinh doanh và công nghệ mới…Qua đó, mục tiêu của Hoa Kỳ là tạo lập lợi thế vượt trội trong quá trình dịch chuyển các chuỗi cung ứng và đầu tư quốc tế cũng như vị thế dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực mới ở các thị trường chiến lược.

Trong số các chính sách đó, bảo hộ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu đã nổi lên như một vấn đề mà các nước đối tác thương mại của Hoa Kỳ quan tâm nhất. Nước này trong đó tăng số vụ điều tra phòng vệ thương mại, bao gồm điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại.

Tháng 4/2021, Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng, có sự hợp tác hiệu quả và cam kết dài hạn đối với Hoa Kỳ trong nhiều khuôn khổ khác nhau như ASEAN, APEC… Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến thương mại, dịch vụ số, nông nghiệp, lao động và các cuộc điều tra theo Mục 301 sẽ là những ưu tiên của Chính quyền Tổng thống Joe Biden trong quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam trong thời gian tới.

Về phía Việt Nam, trong quan hệ thương mại song phương với Hoa Kỳ, Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc trao đổi, thảo luận tìm kiếm các giải pháp xử lý thỏa đáng những vấn đề còn tồn tại đáp ứng cao nhất lợi ích của cả hai nước. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan xử lý các tình huống trong các vụ điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại từ phía Hoa Kỳ để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam; cũng như nghiên cứu các biện pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các ngành sản xuất của Việt Nam trên thị trường nội địa.

Việc nắm bắt kỹ lưỡng xu hướng, chính sách và triển vọng thị trường Hoa Kỳ sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất nhập khẩu với thị trường này chủ động tìm kiếm, mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư, giao thương, qua đó nâng cao hiệu quả và bền vững hoạt động kinh doanh với các đối tác Hoa Kỳ.

Những nội dung đáng lưu ý:
•     Đặc điểm xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ giai đoạn 2019-2021 (cập nhật, đánh giá theo kim ngạch và các mặt hàng chủ yếu, tính đến tháng 5/2021)
•    Định hướng, chính sách đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hoa Kỳ  và khuyến cáo. 
•    Chính sách của Hoa Kỳ liên quan đến thương mại với Việt Nam, tiến trình giải quyết của phía Việt Nam và khuyến cáo đối với các doanh nghiệp
•    Những ngành hàng của Việt Nam có triển vọng tăng trưởng xuất khẩu và hợp tác trong đầu tư, sản xuất, công nghệ với Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2026

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.