"Tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may và nguyên phụ liệu
- Năm 2020 là năm đặc biệt khó khăn của ngành dệt may Việt Nam khi thị trường có nhiều biến động phức tạp, khó dự báo. Dưới tác động của dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày.
-Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tháng 12/2020 đạt trên 2,83 tỷ USD...
- Xuất khẩu xơ, sợi tháng 12/2020 đạt 183,2 nghìn tấn, trị giá trên 423,24 triệu USD...
- Kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật trong tháng 12/2020 đạt 48,98 triệu USD...
- Tính đến hết năm 2020, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc vẫn là những thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này của nước ta...
Tình hình nhập khẩu mặt hàng NPL dệt may
- Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may tháng 12/2020 đạt trên 2,2 tỷ USD...
- Nhập khẩu vải tháng 12/2020 đạt kim ngạch trên 1,23 tỷ USD...
- Lượng bông nhập khẩu trong tháng 12/2020 đạt 128,62 nghìn tấn trị giá đạt 201,02 triệu USD...
-Tháng 12/2020, nhập khẩu xơ, sợi của nước ta đạt 113,36 nghìn tấn, trị giá đạt 210,51 triệu USD...
- Các thị trường lớn mà nước ta nhập khẩu NPL dệt may gồm có: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc), Asean đã chiếm trên 77% tổng kim ngạch nhập khẩu NPL dệt may của Việt Nam trong năm 2020...
Tình hình sản xuất và tiêu thụ
- Năm 2020, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 683,9 triệu m2, tăng 8,1%...
- Ngành dệt may đã nhanh chóng thích nghi với các điều kiện thị trường, đảm bảo duy trì sản xuất, kịp thời chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động...
-Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu, quảng bá sản phẩm sang các thị trường xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kết nối của hệ thống thương vụ tại nước ngoài; đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, tránh rủi ro đồng thời đảm bảo được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các FTAs...
Thông tin tham khảo
- Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực, gọi tắt là RCEP đã chính thức được ký kết tại Hà Nội dưới hình thức trực tuyến. Đây là Hiệp định thương mại tự do (FTA) có ưu thế vượt trội về quy mô, bao gồm số lượng thành viên lên đến 15 quốc gia, dân số 2,2 tỷ người và tổng GDP toàn khối chiếm 30% GDP toàn cầu...
- Hiệp định được ký kết vào ngày 15/11/2020, sau 8 năm đàm phán. Dự kiến sẽ phải mất thêm một khoảng thời gian để các nước hoàn thành thủ tục phê chuẩn để Hiệp định có hiệu lực...
- Đây là lần đầu tiên Trung Quốc, Nhật & Hàn Quốc xích lại gần nhau trong một hiệp định thương mại duy nhất - một tiến trình vốn đã chịu nhiều tác động bởi các tranh chấp lịch sử & ngoại giao...
"