Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc tháng 11/2021

MUA TẠI ĐÂY

"Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Châu Á đến Hoa Kỳ và Châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục cao trong tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, nhưng công suất hàng không bị hạn chế vì một số nước lại đóng cửa các đường bay do biến chủng mới.
 Vấn đề chính đối với vận tải hàng hóa đường hàng không là sự tắc nghẽn đáng kể dọc các chuỗi cung ứng khi biến thể omicron khiến các tuyến đường hàng không quốc tế chưa thể mở lại như kế hoạch.
 Tình trạng tắc nghẽn ở một số sân bay ở Hàn Quốc và Nhật Bản dẫn đến thời gian giao hàng lâu hơn và chậm trễ kéo dài .
Nhật Bản
Với trình độ công nghệ phát triển, thu nhập bình quân cao và tốc độ đầu tư ra nước ngoài gia tăng, lĩnh vực logistics của Nhật Bảng đang có những bước tiến lớn, với các nền tảng thương mại điện tử, logistics điện tử (e-logistics), trung tâm thực hiện đơn hàng hiện đại, mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhận và kho bãi được số hóa. Trong quá trình hiện đại hóa đó, điểm đặc trưng trong văn hóa kinh doanh nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng ở Nhật Bản vẫn được giữ nguyên: Đó chính là luôn hướng tới dịch vụ khách hàng xuất sắc, với tiêu chí đánh giá là sự hài lòng và trung thành của khách hàng. 
Xu hướng đa dạng hóa sản phẩm hơn và sản xuất theo lô nhỏ, được tùy chỉnh cho từng nhóm đối tượng khách hàng, cùng với yêu cầu phân phối đúng lúc, đã dẫn đến nhu cầu của khách hàng tăng lên đối với các dịch vụ phân phối phù hợp với yêu cầu về thời gian và số lượng chính xác tại Nhật Bản. 
Thị trường Nhật Bản có nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL) để lựa chọn, trong đó có một số trong số 3PL lớn và lâu đời với nhiều kinh nghiệm cũng như tầm ảnh hưởng không chỉ ở thị trường nội địa mà ở tầm quốc tế. 
Theo công ty nghiên cứu Descartes Datamyne, xuất khẩu hàng đóng trong container (gọi tắt là hàng container) từ Nhật Bản sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2021 đạt 43.823 TEU, giảm 1,9% so với tháng 10/2010. Đây là mức giảm theo tháng đầu tiên trong năm. Còn nếu so với tháng 9/2021, hàng container xuất khẩu đã giảm 4,2%.
Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không của Nhật Bản đạt 98 nghìn tấn trong tháng 10/2021, bằng 123,2% của cùng kỳ năm 2020 (tức là tăng 23,2% so với tháng 10/2020). Xét về diễn biến từng tháng thì lượng hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không đạt mức cao nhất trong tháng 3/2021, và thấp nhất vào tháng đầu năm 2021. Tính chung 10 tháng năm 2021 đã đạt 974,5 nghìn tấn, tăng mạnh hơn 57% so với cùng kỳ năm 2010, vượt qua mức của cả năm 2020 và thậm chí còn lớn hơn cả năm 2019-năm trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19. 
Theo một cuộc khảo sát gần đây về tác động của COVID-19, hơn 60% các công ty Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam báo cáo doanh thu giảm so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn tháng 7-9/2021. Tuy nhiên, gần 30%, kỳ vọng tăng trưởng doanh số bán hàng trong tháng 10-12/2021 và 40% dự báo sự phát triển tương tự trên quy mô cả năm vào năm 2022. Ngược lại, 30% trả lời rằng họ dự đoán doanh số bán hàng sẽ giảm vào năm 2022, cuộc khảo sát cho biết thêm, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh (JCCH) và Văn phòng Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện.
Các nhà sản xuất không ngừng hoạt động trong và sau tháng 7 chỉ chiếm 56%, cho thấy hơn 40% buộc phải ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Gần một nửa số doanh nghiệp báo cáo rằng các nhà máy của họ đã chạy ở mức 50% công suất hoặc thậm chí ít hơn trong tháng 7-9/2021. Chỉ có khoảng 20% cho biết tỷ lệ sử dụng nhà máy của họ là 80% trở lên trong quý III/2021, nhưng vào thời điểm cuộc khảo sát được thực hiện, tỷ lệ này đã được cải thiện lên hơn 70%. Mặc dù cải thiện được thực hiện thông qua bãi bỏ quy định, có thể hơn 70% vẫn duy trì tỷ lệ sử dụng 80% hoặc cao hơn, cuộc khảo sát kết luận.
Cuộc khảo sát được thực hiện trong thời gian từ ngày 9-16 tháng 11 năm 2021 để xem xét các doanh nghiệp Nhật Bản ở miền nam Việt Nam đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi đại dịch coronavirus cũng như cách thức hoạt động của họ và những thách thức mà họ phải đối mặt tại thời điểm đó. Một bảng câu hỏi đã được phân phát cho 1.041 thành viên JCCH, và 344 câu trả lời được đưa ra bởi 344 (154 nhà sản xuất và 190 nhà sản xuất
Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong năm thị trường cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL) hàng đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Lĩnh vực logistics ở Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng trong mười năm qua với lực lượng mạnh mẽ từ các công ty đa quốc gia, các nhà sản xuất lớn và các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ cùng tập trung cải thiện hiệu quả bên trong và bên ngoài của chuỗi cung ứng, qua đó giảm chi phí và rủi ro logistics. Thị trường Logistics bên thứ ba (3PL) của Hàn Quốc dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 8% trong giai đoạn 2021-2025.
Theo số liệu do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc tổng hợp, xuất khẩu của Hàn Quốc đạt mức kỷ lục vào tháng 11/2021, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2020, do nhu cầu mạnh mẽ trên toàn cầu đối với chip và các sản phẩm dầu mỏ.
Ngành đường sắt Hàn Quốc đặt mục tiêu thay thế hầu hết các toa tàu chạy bằng động cơ diesel bằng các toa tàu điện vào năm 2030 như một phần trong nỗ lực trung hòa carbon của nước này. Hiện cả nước có 15.732 toa tàu trong đó có 358 toa chạy bằng động cơ diesel.
Theo số liệu thống kê của Hội đồng vận tải biển Hoàng Hải (YSLSC), khối lượng các lô hàng container được giao dịch giữa Hàn Quốc và Trung Quốc trong 10 tháng năm 2021 lên tới 2.837.705 TEU, tăng 4,92% so với 10 tháng năm 2020. Xuất nhập khẩu trực tiếp chiếm 2.656.505 TEU, tăng 7,46%, trong khi 181.200 TEU còn lại là hàng trung chuyển, giảm 22,8%. Vận tải hàng hóa diễn biến thuận lợi theo cả hai chiều, với xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Trung Quốc tăng 2,28% lên 1.064.997 TEU và nhập khẩu từ Trung Quốc vào Hàn Quốc tăng 6,57% lên 1.772.708 TEU.
Theo dữ liệu của Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc, tổng lượng hàng hóa được xử lý tại các cảng biển của Hàn Quốc trong tháng 10/2021 đã tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2020 do xuất khẩu hóa dầu và nhập khẩu quặng tăng.
Theo số liệu thống kê của Statista, lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Hàn Quốc có tổng doanh thu là 2.939,3 triệu USD vào năm 2020. Bước sang năm 2021, nhu cầu vận chuyển hàng không tăng mạnh, công suất cũng tăng giúp lợi nhuận hoạt động của hãng vận tải hàng không Korean Air đạt 439 tỷ Won (372 triệu USD) trong quý III năm 2021. Lợi nhuận hoạt động trong ba tháng kết thúc vào ngày 30/9/2021 đánh dấu sự tăng mạnh so với mức 7,6 tỷ Won của quý III/2020.
Tập đoàn kỹ thuật Hàn Quốc Seojin Systems và công ty công nghệ container cũng của Hàn Quốc là Ace Engineering sẽ thành lập nhà máy sản xuất container tại Việt Nam vào giữa năm 2022, với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Kinh doanh Hàng hải Hàn Quốc (KOBC)- do Nhà nước hỗ trợ tài chính. Nhà máy ở Hải Phòng sẽ sản xuất 4.000 container/tháng, phù hợp với chiến lược giải quyết tình trạng khan hiếm container của chính phủ.

1 THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Tình hình chung
1.2. Vận tải và cảng biển
1.2.2. Vận tải đường bộ
1.2.3. Vận tải đường sắt
1.2.4. Vận tải đường hàng không
1.2.5. Vận tải đường biển và cảng biển
1.3. Các hoạt động logistics khác
2 THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HÀN QUỐC
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải và cảng biển
2.2.1. Tình hình vận tải nói chung
2.2.2. Vận tải đường bộ
2.2.3. Vận tải đường sắt
2.2.4. Vận tải hàng không
2.2.5. Vận tải đường biển và cảng biển
2.3. Các hoạt động logistics khác
  
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Nhật Bản 
Hình 2: Vận tải hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không từ Nhật Bản hàng tháng giai đoạn 2019-2021 
Hình 3: Những thông số chính về Bell System 24 (Nhật Bản) 
Hình 4: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Hàn Quốc 
Hình 5: Máy bay chở hàng hóa của Korean Air Cargo 
Hình 6: Container của hãng HMM (Hàn Quốc) 

 "

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.