MUA TẠI ĐÂY
"Trải qua năm 2021 đầy khó khăn, song ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ khi xuất khẩu hàng dệt may tăng 9,9% so với năm 2020 mặc dù vẫn giảm nhẹ so với mức trước đại dịch (năm 2019) là 0,2%.
Bước sang năm 2022, ngành dệt may Việt Nam mặc dù sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song những tín hiệu về thị trường xuất khẩu, đặc biệt là việc hưởng lợi từ nhiều Hiệp định thương mại tự do… sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam vượt qua được khó khăn, tiếp tục đứng vững trên thị trường thế giới.
Trong khuôn khổ báo cáo “Xuất khẩu mặt hàng dệt may năm 2021 và tháng 01/2022- Thách thức và cơ hội của ngành dệt may năm 2022”, đưa ra được góc nhìn toàn cảnh về tình hình xuất khẩu thực tế hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2021 và tháng đầu năm 2022; những thách thức và cơ hội của ngành dệt may năm 2022; đặc biệt, những phân tích về biến động các thị trường nhập khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với sản phẩm cùng loại của các thị trường cung cấp khác thông qua 12 tiêu chí chính sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam, từ đó sẽ đưa ra được các chiến lược phát triển dài hạn…
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam qua các tháng năm 2020 - 2022
Biểu đồ 2: Biến động trong nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ thế giới qua các tháng năm 2019-2021
Biểu đồ 3: Biến động trong nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc qua các tháng năm 2019-2021
Biểu đồ 4: Biến động trong nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Việt Nam qua các tháng năm 2019-2021
Biểu đồ 5: Biến động trong nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Bangladesh qua các tháng năm 2019-2021
Biểu đồ 6: Biến động trong nhập khẩu hàng may mặc của EU từ thị trường ngoại khối EU27 các tháng giai đoạn 2019-2021
Biểu đồ 7: Biến động trong nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Trung Quốc các tháng giai đoạn 2019-2021
Biểu đồ 8: Biến động trong nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Bangladesh các tháng giai đoạn 2019-2021
Biểu đồ 9: Biến động trong nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Thổ Nhĩ Kỳ các tháng giai đoạn 2019-2021
Biểu đồ 10: Biến động trong nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Ấn Độ các tháng giai đoạn 2019-2021
Biểu đồ 11: Biến động trong nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Việt Nam các tháng giai đoạn 2019-2021
Biểu đồ 12: Biến động trong xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh giai đoạn 1994 -2021
BẢNG
Bảng 1: Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2021
Bảng 3: Thị trường cung cấp hàng may mặc vào Mỹ trong năm 2021
Bảng 4: Thị trường cung cấp hàng may mặc vào EU trong 10 tháng năm 2021
Bảng 5: Thị trường cung cấp hàng may mặc vào Nhật Bản năm 2021
Bảng 6: Thị trường cung cấp hàng may mặc vào Trung Quốc năm 2021
Bảng 7: Đánh giá khả năng cạnh tranh của một số quốc gia đối với hàng may mặc theo 12 tiêu chí (12 tiêu chí bao gồm: chất lượng sản phẩm, khả năng tạo ra giá trị gia tăng, khả năng cung cấp nguyên liệu thô, sự đổi mới, tính hiệu quả, thời gian giao hàng, giá cả, ưu đãi thuế quan, tính linh hoạt của số lượng đơn đặt hàng, ổn định tài chính, ổn định chính trị, tính bền vững; các quốc gia bao gồm: Bangladesh, Campuchia, Lào, Nepal, Trung Quốc và Việt Nam)
"