Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc tháng 1/2022

MUA TẠI ĐÂY

"Giá xăng dầu giảm trong tháng 12/2021 đã kéo theo chỉ số giá nhóm dịch vụ vận tải giảm tại cả Nhật Bản và Hàn Quốc. 
Tổng khối lượng các chuyến hàng container vận chuyển giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong năm 2021 giảm 0,7% so với năm dương lịch trước đó xuống 2.843.343 TEU, theo Korea Nearsea Freight Conference (KNFC).
Xuất khẩu và nhập khẩu đạt 1.760.114 TEU, tăng 1,4%. Các container từ Hàn Quốc đến Nhật Bản giảm 0,4% xuống 985.899 TEU, nhưng các container từ Nhật Bản đến Hàn Quốc tăng 3,9% lên 774.215 TEU.
Vận chuyển hàng trung chuyển đạt 310.431 TEU, tăng 2,1%, trong đó vận chuyển từ Hàn Quốc đến Nhật Bản đạt 169.481 TEU, tăng 6,2%, từ Nhật Bản đến Hàn Quốc đạt 140.950 TEU, giảm 2,4%.
Hàng container trung chuyển (T / S) đạt 772.798 TEU, giảm 4,2%, bao gồm 474.801 TEU từ Hàn Quốc đến Nhật Bản, giảm 3,9% và 297.997 TEU từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, giảm 4,6%.
Nhật Bản
Theo Viện Nghiên cứu và Tư vấn Nittsu, Inc. trong năm tài chính 2022, nhập khẩu hàng hóa đóng container vào Nhật Bản sẽ tăng 2,6% lên 7,45 triệu TEU và xuất khẩu tăng 4,5% lên 5,06 triệu TEU.
Trong số các quốc gia có nền công nghệ hàng hải mạnh trên thế giới, Nhật Bản đang rất “cần mẫn” với nỗ lực tự động hóa đội tàu biển của mình, không chỉ để ứng phó với tình trạng thiếu lao động vì dân số già nhanh, mà còn để tăng năng suất, giảm rủi ro và hướng tới các mục tiêu giảm phát thải. 
Từ tháng 4 năm 2024, số giờ làm thêm hàng năm của các tài xế xe tải ở Nhật Bản sẽ bị giới hạn ở mức 960 giờ, gây áp lực lên năng lực vận tải đường bộ, nhưng lại mở ra cơ hội cho vận tải hàng không nội địa. 
Tập đoàn vận tải FESCO, nhà điều hành vận tải đa phương thức lớn nhất ở Nga, cho biết sẽ tăng cường lưu lượng container trên tuyến đường biển nối Nhật Bản và Nga.
Hàn Quốc
Hoạt động xuất nhập khẩu tăng kỷ lục trong năm 2021 đã tạo động lực lớn cho lĩnh vực dịch vụ logistics tại nước này để phục vụ luân chuyển nguồn hàng ngoại thương. Năm 2021 xuất khẩu tăng 25,8% so với cùng kỳ lên mức kỷ lục 644,5 tỷ USD, mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2010 và đảo ngược mức giảm 5,5% vào năm 2020 và mức giảm 10,4% vào năm 2019.
Bước sang năm 2022, quy mô thương mại của Hàn Quốc tiếp tục mở rộng. Xuất khẩu từ Hàn Quốc tăng 15,2% so với cùng kỳ lên 55,32 tỷ USD vào tháng 01/2022, sau khi tăng 18,3% một tháng trước đó. Đây là tháng tăng trưởng xuất khẩu thứ 15 liên tiếp. 
Tuy nhiên, trong bối cảnh một loạt các yếu tố bên ngoài bất lợi, xuất khẩu từ Hàn Quốc có thể bị ảnh hưởng trong tháng 2 năm 2022. Điểm đáng lưu ý đối với các chủ hàng và các doanh nghiệp logistics Hàn Quốc là rủi ro chuỗi cung ứng vẫn tiếp diễn, nhu cầu từ nước ngoài có thể giảm do các ca nhiễm chủng Omicron gia tăng trong khi ách tắc cảng, bến nghiêm trọng có thể phát sinh bất kỳ lúc nào bởi sự thiếu nhất quán trong quy định phòng chống dịch giữa các quốc gia, cũng như thiếu hụt lao động vì dịch bệnh. 
Lĩnh vực logistics của Hàn Quốc dự báo sẽ chứng kiến những thay đổi lớn với sự tham gia thị trường của các công ty thương mại điện tử trong thời gian tới. 
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tăng mạnh cộng với giá cước tăng cao trong năm 2021 đã giúp các hãng hàng không Hàn Quốc có kết quả tốt hơn mong đợi. Các hãng hàng không đã có thể chủ động đối phó với sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và các hạn chế hoạt động do biến thể Omicron gây ra, đồng thời cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đáng tin cậy hơn. 
Hãng Hàng không Hàn Quốc Korean Air Lines Co Ltd vào tháng 01/2022 thông báo lợi nhuận hoạt động quý IV và cả năm 2021 cao kỷ lục. 
Trong tháng 01/2022, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải (MOLIT) của Hàn Quốc phải thực hiện hành động khẩn cấp để giao hơn 200.000 bưu kiện bị mắc kẹt do cuộc đình công kéo dài của các nhân viên hợp đồng phụ của công ty logistics lớn nhất đất nước, CJ Logistics.

1 THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Tình hình chung
1.2. Vận tải
1.3. Ga, cảng, cửa khẩu
1.4. Các hoạt động logistics khác
2 THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HÀN QUỐC
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải
2.2.1. Chỉ số phụ vận tải trong CPI của Hàn Quốc
2.2.2. Vận tải đường biển
2.2.3. Vận tải đường hàng không
2.3. Ga, cảng, cửa khẩu
2.4. Các hoạt động logistics khác
  
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Nhật Bản 
Hình 2: Tàu hàng của FESCO 
Hình 3: Đội xe giao hàng của Coupang 
Hình 4: Chỉ số phụ vận tải trong CPI của Hàn Quốc qua các tháng 
Hình 5: Cảng Busan của Hàn Quốc 
Hình 6: Trung tâm hoàn thiện đơn hàng của CJ Logistics 
 "

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.