TƯƠNG QUAN VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÁC KẾT NỐI ĐƯỜNG SẮT TRONG ASEAN VÀ VỚI TRUNG QUỐC: VẤN ĐỀ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

MUA TẠI ĐÂY

"Nguồn lợi từ sông Mekong đa dạng và đang mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác ngoài nguồn tài nguyên nước, thủy sản hay phù sa cho sản xuất nông nghiệp. Thủy điện và vận tải cũng như những cơ hội đầu tư và “tăng sự hiện diện quốc gia” dọc theo các dự án hạ tầng sông Mekong tiếp tục là mối quan tâm của không chỉ cộng đồng nhà đầu tư Đông Nam Á, mà còn thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. 
Trong xu hướng chung đó, Lào, một quốc gia có diện tích và dân số khiêm tốn, bất lợi vì không giáp biển ở Đông Nam Á, đang nỗ lực để phát triển thành một trung tâm logistics khu vực nhờ kết nối đường sắt với các nước láng giềng.
Các kết nối về vận tải và các trung tâm logistics, cảng bến…sẽ thúc đẩy đáng kể nền kinh tế địa phương thông qua cả thương mại hàng hóa và du lịch, đồng thời cung cấp thu nhập và việc làm cho các công ty và người dân địa phương. Ngoài ra, các kết nối giao thông sẽ cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn đến nhiều vùng nông thôn khó tiếp cận hơn.
Sự thành công của các khoản đầu tư vào kết nối khu vực sẽ phụ thuộc vào khả năng tăng dòng chảy thương mại, giảm chi phí vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô trong lĩnh vực logistics.
Ở một cách phân tích sâu sắc hơn theo hướng tiếp cận địa chính trị, thách thức đặt ra đối với các quốc gia là làm thế nào đảm bảo có thể hưởng lợi đầy đủ từ sự kết nối xuyên biên giới trong khu vực, đặc biệt là đường sắt, phù hợp với vị trí địa lý, quan hệ kinh tế chính trị của mình; không chỉ với tư cách là một quốc gia trung chuyển mà còn thông qua việc gia tăng hoạt động kinh tế và khối lượng xuất khẩu, dịch vụ giá trị gia tăng, và tạo ra nhiều việc làm mới và thu nhập tốt hơn.
Tài liệu này phân tích và đánh giá các vấn đề lớn trong phục hồi và phát triển kinh tế tại khu vực Đông Nam Á nói chung hậu COVID-19, với một số nhấn mạnh đến Lào- nhân tố mới trong kết nối khu vực thông qua xương sống đường sắt; đồng thời xác định những vấn đề đặt ra đối với kết nối khu vực nói chung và kết nối đường sắt nói riêng. 
Việc đánh giá tương quan thương mại, tương quan giữa các tuyến đường sắt song phương và tuyến Trung-Lào-Thái sắp tới, những tác động, nhận định, kỳ vọng đối với các bên liên quan cũng giúp rút ra một số vấn đề cho Việt Nam trước các bước tiến và định hướng của các quốc gia trong khu vực. 
Sau khi đường sắt Trung Quốc – Lào - Thái Lan kết nối với nhau, các chuyến tàu hàng xuyên biên giới trên tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào có thể đi đến các trung tâm phân phối logistics ở Thành Đô, Trùng Khánh, Tây An của Trung Quốc, đồng thời nối tiếp với tuyến đường sắt Trung Quốc - châu Âu về phía Bắc, cũng như đến thủ đô Bangkok và cảng Laem Chabang của Thái Lan qua tuyến đường sắt Lào - Thái Lan về phía Nam
Những kết nối này tạo ra áp lực cạnh tranh và cơ hội cho Việt Nam, kết hợp với những nội dung phân tích ở trên sẽ tạo cơ sở cho việc đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam để chủ động hơn trong quá trình phục hồi, phát triển của kinh tế khu vực thông qua các kết nối đường sắt, đa phương thức và hạ tầng liên quan. 

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH

I. CÁC VẤN ĐỀ LỚN ĐỐI TRONG PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ASEAN VÀ LÀO HẬU COVID-19: KỲ VỌNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC KẾT NỐI TRONG KHU VỰC

1 Các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế và kết nối khu vực
1.1. Khu vực Đông Nam Á nói chung
1.2. Lào:
2 Các vấn đề về kết nối khu vực
II. TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI LÀO-THÁI: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG
III. ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN, TRIỂN VỌNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KẾT NỐI ĐƯỜNG SẮT TRUNG-LÀO-THÁI (CLT) ĐẾN THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ  TRONG KHU VỰC

1 Tổng quan thương mại giữa Lào, Trung Quốc, Thái Lan: Vấn đề và triển vọng
1.1. Thương mại giữa Lào và Trung Quốc:
1.2. Thương mại giữa Lào và Thái Lan
1.3. Thương mại giữa Thái Lan và Trung Quốc
2 Tác động của Kết nối đường sắt Trung-Lào-Thái đến thương mại, đầu tư giữa các nước trong khu vực và nhận định của các bên liên quan
2.1. Đặc điểm hình thành, mở rộng:
2.2. Nhận định và kỳ vọng của các bên liên quan:
2.2.1. Lào: 
2.2.2. Thái Lan: 
2.2.3. Trung Quốc: 
2.2.4. Cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế: 
2.3. Tác động đến luồng, tuyến thương mại và vận tải trong khu vực
IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG, CƠ HỘI, THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Các tuyến đường sắt Trung-Lào-Thái và áp lực cạnh tranh với Việt Nam
2 Kỳ vọng về kết nối đường sắt Việt-Lào và dự án Liên kết Logistics Lào
2.1. Giao thương giữa Lào và Việt Nam
2.2. Triển vọng từ tuyến đường sắt Lào-Việt được đề xuất kết nối thủ đô Viêng Chăn của Lào với cảng Vũng Áng của Việt Nam
2.3. Triển vọng tận dụng cơ hội từ trung tâm logistics Viêng Chăn trong dự án Liên kết Logistics Lào:
3 Khuyến nghị
 
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Phối cảnh một cơ sở kho bãi hàng hóa quy mô lớn ở biên giới Lào sẽ kết nối với đường sắt cao tốc Trung Quốc-Lào và cảng Laem Chabang ở Thái Lan. 
Hình 2: Cán cân thương mại giữa Việt Nam và Lào giai đoạn 2016-tháng 5/2022 
Hình 3: Xe tải đến điểm đến Vientiane Logistics Park, Lào vào ngày 4 tháng 12 năm 2021. 
 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1: Lượng, giá, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Lào trong năm 2021 và so năm 2020 (chi tiết theo mặt hàng) 
Bảng 2: Lượng, trị giá xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào trong 5 tháng đầu năm 2022 so cùng kỳ năm 2021 (chi tiết theo mặt hàng) 
Bảng 3: Lượng, giá, trị giá nhập khẩu từ Lào vào Việt Nam 5 tháng năm 2022 so cùng kỳ năm 2021 (chi tiết theo mặt hàng) 
 
DANH MỤC HỘP 
Hộp 1: Kết nối khu vực nhìn từ triển vọng một “ASEAN kỹ thuật số” và sự “Thống nhất trong Đa dạng” 
Hộp 2: Dự báo và các điều kiện cho tăng trưởng kinh tế của Lào hậu COVID-19 
Hộp 3: Trạm trung chuyển giúp tháo gỡ nút thắt chênh lệch khổ đường ray giữa Thái Lan, Lào, Trung Quốc 
Hộp 4: Các thông số về tuyến đường sắt Trung-Thái (đoạn tại Thái Lan) 
Hộp 5: Nhận định của DHL Global Forwarding Đông Nam Á về triển vọng của tuyến đường sắt Lào-Trung 

 "

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.