HƯỚNG DẪN
a. Nét độc đáo của bài ca dao sô 4:
- Nỗi nhớ thương được bộc lộ bằng thủ pháp ngoại hiện (thế giới nội tâm nhân vật trữ tình biểu hiện qua những sự vật khách quan).
- Khăn được nhân hóa:
+ Chiếc khăn là vật thường gắn bó với cô gái, mang vẻ đẹp nữ tính và thường là vật trao duyên, rất đắc dụng để bày tỏ tình cảm thay người.
+ Khăn được miêu tả trong ba trạng thái vận động: rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt cho thấy nỗi nhớ của cô gái ngập tràn trong không gian. Qua đó giúp ta hình dung dáng vẻ thẫn thờ, đứng ngồi không yên của người con gái đang trong tâm trạng nhớ nhung rối bời.
- Ngọn đèn được nhân hóa: Đèn thao thức không ngủ là cách gián tiếp bộc lộ sự nhớ nhung thao thức của người trong cuộc. Ánh đèn bền bỉ tỏa sáng trong không gian như chính tâm hồn cô gái với nỗi nhớ thương luôn cháy sáng.
- Mắt được hoán dụ (mượn bộ phận cơ thể để nói con người): Mắt không ngủ là cách bộc lộ gián tiếp sự nhớ nhung thao thức của người trong cuộc.
- Các hình ảnh được nhắc đến trong những câu hỏi dồn dập, liên tiếp “thương nhớ ai” mà không có câu trả lời để cuối cùng gặp gỡ lời bộc bạch trực tiếp ở cặp câu lục bát cuối bài: “Đêm qua em những lo phiền — Lo vì một nỗi không yên một bề...”. Nhân vật trung tâm hiển hiện là một người con gái đang yêu với chiều sâu đời sông nội tâm: yêu, nhớ và sâu sắc hơn là băn khoăn, lo lắng, muộn phiền vì tương lai, cho thấy vẻ đẹp trong đời sống tình cảm của các cô gái Việt Nam.
b. Bài ca dao sử dụng môtíp “Ước gì..” thường thấy trong ca dao để thể hiện niềm khao khát mãnh liệt của đôi trai gái trong tình yêu.
- Ngoài ra, mô tip nghệ thuật “chiếc cầu - dải yếm” được tác giả dân gian khai thác để diễn tả tình cảm nồng nàn của cô gái. Đối với người phụ nữ thời xưa, dải yếm là vật gắn bó với người con gái, mang nét đẹp thanh xuân giàu sức sông, giàu nữ tính. Cô gái rất táo bạo trong cách thể hiện tình cảm của mình, ước muốn mãnh liệt nhưng cũng vẫn giữ được vẻ đằm thắm đầy nữ tính, tình tứ.