Nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là “nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn” Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên

Nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là nền văn học hình thành và phát triển gắn với thời kì hào hùng bậc nhất trong lịch sử dân tộc: cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam trước những kẻ thù nguy hiểm nhất của thời đại - thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Lịch sử đã ghi những trang vẻ vang cho truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn nền độc lập tự do của Tổ quốc. Cả dân tộc cùng hoà chung vào một bản đồng ca, say đắm lòng người. Trong thời kì này, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã chi phối lên toàn bộ đời sống văn học, tạo nên những tác phẩm còn lại mãi với thời gian.

Cuộc chiến tranh kéo dài cùng với hàng loạt những sự kiện (Cách mạng tháng Tám thành công, cuộc cách mạng dân chủ ở nông thôn, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến thắng mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước...) đã tác động và ghi dấu ấn đậm nét trong vãn học. Phù hợp với những đòi hỏi của thời đại, nền văn học nổi bật lên với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

“Khuynh hướng” là cộng đồng các hiện tượng văn học được liên kết lại trên cơ sở một sư thống nhất tương đối về các định hướng thẩm mĩ - tư tưởng và về các nguyên tắc thể hiện nghệ thuật. “Khuynh hướng sử thi” là một khuynh hướng sáng tác văn học nhăm ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân, có ý nghĩa trọng đại đối với toàn dân tộc. Đó có thể là các vấn đề về độc lập dân tộc, tự dò của con người, những tình cảm mang tính cộng đồng như tình yêu nước, tình đoàn kết, thương yêu đồng bào... Khuynh hướng sử thi cũng thường thể hiện trong những nhân vật mang tầm vóc thời đại, có khả năng đại diện cho tinh thần và sức mạnh của thời đại trong một thời kì nhất định.

“Cảm hứng” là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm, gắn liền với một tư tưởng nhất định, một sự đánh giá nhất định gây tác động đến xúc cảm của người tiếp nhận. “Cảm hứng lãng mạn” thể hiện những ước mơ, những khát vọng đẹp của con người và mong muốn thực hiện được chúng giông như những gì mình mơ ước. Nó tôn thờ cái đẹp, lí tưởng hoá cái đẹp và bao trùm lên tất cả bằng cảm hứng ngợi ca. Cũng chính vì những đặc trưng đó mà người ta chia cảm hứng lãng mạn theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Lãng mạn tiêu cực là những cảm xúc hoặc bi luỵ hoặc xa rời thực tế, trôn tránh vào những miền ảo mộng không có thực, vào quá khứ... có khả năng ru ngủ con người. Đốì lập với nó là cái lãng mạn tích cực, tức lãng mạn nhưng vẫn bắt nguồn từ thực tế, gắn với thực tế, hướng con người tới những tình cảm tốt đẹp, biết ước mơ, khát vọng và phấn đấu vì những ước mơ khát vọng ấy. Và tất nhiên, cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng là một trong những cảm hứng sáng tác tích cực như thế.

Nói nền văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tất nhiên là hoàn toàn có cơ sở. Khởi nghĩa thành công, đất nước ta bước vào một giai đoạn mới: bảo vệ thành quả cách mạng hướng tới thông nhất hoàn toàn nước nhà. Hoàn cảnh chiến tranh ác liệt đặt cả dân tộc vào chung một nhiệm vụ, một mục đích, một lí tưởng, chung một khuôn mặt. Vì vậy, mọi vấn đề để nói tới, để viết đều hướng về toàn dân. Đối với con người thời kì này, không có chỗ cho những tình cảm cá nhân, riêng tư. Cái tôi được hoà vào cái ta chung của dân tộc như một triết lí sống:

“Ổi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta như vạ như chồng

Ổi Tổ quốc nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”

Trong vai trò người “thư kí trung thành của thời đại”, văn học đặt người nghệ sĩ vào vị thế của một người “mặc đồng phục” để “hát bài đồng ca” của cả dân tộc. Nhà văn, nhà thơ không chỉ là chỉ là nghệ sĩ mà còn là chiến sĩ, thâm nhập vào thực tế cuộc sống để phản ánh nó một cách đầy đủ và chân thực nhất. “Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ.

Nhà thơ nghĩ theo những điều Đảng nghĩ

Nhà thơ bay theo những điều dân tộc đang bay”

Không chỉ có vậy, do yêu cầu cuộc kháng chiến cũng như thực tế đầy đau thương mất mát, đòi hỏi văn học phải hướng tới ước mơ, tới những khát vọng cao đẹp là điểm tựa cho con người tiếp tục sống và chiến đấu. Lãng mạn nhưng vẫn không xa rời thực tế mà từ thực tại để hướng tới tương lai. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn bắt đầu từ đó. Hai đặc điểm này thể hiện trong văn học học sau năm 1945 ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng có thể tập trung lại ở một số nét tiêu biểu về nội dung và hình thức nghệ thuật.

Điều đầu tiên phải nói đến trong khuynh hướng sử thi là ở chỗ văn học Việt Nam giai đoạn này đề cập đến những vấn đề lịch sử trọng đại của dân tộc, mang ý nghĩa toàn dân, những vấn đề của cả cộng đồng, dân tộc. Xuất hiện rất nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh với đau thương, mất mát, gian khổ và thắng lợi cao cả. Đó là cuộc đấu tranh của người dân Tây Nguyên, của dân làng Xô Man nhưng cũng chính là cuộc đấu tranh của toàn dân tộc (Rừng xà nu - Nguyễn Thành Trung). Lịch sử của họ là lịch sử của một thời cùng nhau xây dựng làng bản, lịch sử của một thời “đất nước đứng lên”. Là cuộc đấu tranh của người dân Nam Bộ, của mảnh đất Tam Ngãi trong “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, giẳi phóng nó khỏi bàn tay thống trị của bọn địa chủ, phong kiến, khỏi tiếng bom đạn và tiếng máy bay địch ngày đêm gào rú. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, văn học còn thể hiện bước chuyển mình vĩ đại của toàn dân tộc, những cuộc vận động tham gia xây dựng vùng kinh tế mới làm giàu cho đất nước như câu chuyện ở mảnh đất Điện Biên trong “Mùa lạc” của Nguyễn Khải hay “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên:

“Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bấc chứ còn đâu Văn học thường xuyên đề cập đến những tình cảm lổn mang tính chất truyền thống, nổi bật”.

Khuynh hướng sử thi cũng được thể hiện ở những đặc điểm như lòng yêu nước, tình cảm nhân đạo và nhân văn. Chiến tranh đặt con người giữa ranh giới cả sự sống và cái chết nhưng con người vẫn sẵn sàng chiến đấu dù có phải hi sinh tất cả. “Rừng xà nu” là câu chuyện của Tnú, của cả dân làng Xô Man trong đó nổi bật lên là lòng yêu nước. Từ cụ Mết, Tnú, Mai đến Dít, Heng là sự tiếp nối của truyền thông yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết, bay còn sống, phải nói lại cho con cháu”. Là chị út Tịch với quyết tâm đánh giặc lúc nào cũng rừng rực cháy. Câu nói “còn cái lai quần cũng đánh” của chị sẽ mãi như một minh chứng hùng hồn cho chị cũng như những con người miền Nam yêu nước kiên cường. “Mảnh trăng cuối rừng” lại là một câu chuyện tình lãng mạn. Con người yêu và gặp nhau trong chiến tranh đã hài hoà tình yêu của mình vào tình cảm lớn của toàn dân tộc, khiến cho nó trở nên có sức sống mãng kiệt, vượt qua mọi thử thách của thời gian, của bom đạn chiến tranh ác liệt.

Không chỉ có thế, trong các tác phẩm thời kì này người ta còn bắt gặp niềm tự hào của tác giả về phẩm chất và sức mạnh của con người Việt Nam. “Rừng xà nu” là sự lắng nghe và ghi lại nhịp sống hào hùng của người dân Tây Nguyên; khám phá và chiêm nghiệm vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất anh hùng trong những con người mộc mạc mà cao cả. Xây đựng tác phẩm Nguyễn Trung Thành không chỉ ngợi ca tự hào về một cá nhân cụ thể và còn là sức mạnh của cả một tập thể anh hùng. Đó cũng là niềm tự hào về một đất nước tươi đẹp, trong đau thương nhưng vẫn vượt lên tất cả, chói loà chiến thắng:

“Nước Việt Nam từ trong máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

Cảm hứng sử thi được thể hiện trong hình tượng nhân vật trung tâm là những người anh hùng hoặc những người mang phẩm chất anh hùng, sống với lí tưởng và mục đích cao đẹp, thể hiện sức mạnh và mục đích cộng đồng. Chị út Tịch là một người lao động bình thường nhưng lại có những ý nghĩ và hành động phi thường. Chị trở thành điển hình tập trung cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc. Cái nhìn có phần sử thi thể hiện ngay ở biệt danh “bà Hồng”, “ông Cống” - những vị thần có sức mạnh trân áp ma quái - của vợ chồng chị đến những hành động anh hùng: tay không nhưng vẫn lấy được đồn giặc, có thai nhưng vẫn “vác bụng” đi đánh giặc và đánh thắng như thường. Phẩm chất anh hùng của nhân vật này không chỉ thể hiện cụ thể ở hành động mà còn trong cả suy nghĩ và lời nói. Chị đã hùng hồn tuyên bố: “Còn cái lai quần cũng đánh”, bảo thẳng với chồng nếu theo giặc là bỏ... Tình cảm cá nhân được hoà vào chung với tình cảm đất một cách hoàn toàn tự nhiên và tự nguyện. Hiện lên trong văn học còn là những tập thể anh hùng nhiều thế hệ đang ngày đêm chiến đấu, bám đất bám làng để giữ từng tấc đất, ngôi nhà: “Lớp cha trước, lớp con sau. Đã thành đồng chí chung câu quân hành”. “Rừng xà nu” là câu chuyện về một tập thể anh hùng nhiều thế hệ mang vẻ đẹp tâm hồn của người dân Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Ta bắt gặp hình tượng cụ Mết như là cội nguồn dân tộc, là Tây Nguyên thời đất nước đứng lên còn trường tồn đến tận hôm nay, ông như lịch sử bao trùm nhưng không che lấp đi sự nối tiếp mãnh liệt và ngày càng mãnh liệt hơn; là hiện thân cho nét đẹp truyền thống, nét đẹp ngàn xưa của dân làng, cho sức sống, sức mạnh của dân tộc Tây Nguyên. Dòng máu anh hùng ấy tiếp tục chảy trong Tnú, trong Mai và những cô bé Dít, cậu bé Heng sau này. Tnú đã vượt qua cuộc đời đầy bi kịch đau thương của bản thân đẻ sống và chiến đấu cho đất nước. Anh hiện lên mang vẻ đẹp của một người chiến thắng số phận, của một vị anh hùng. Phẩm chất anh hùng được bộc lộ ngay từ tấm bé được rèn luyện trong chiến đấu xứng đáng kế tục truyền thống của dân tộc mình. Cũng là những phẩm chất ấy nhưng khi ở trong tâm hồn của những cô gái trẻ có tâm hồn lãng mạn trên cao điểm thì lại thật đặc biệt, ở đó vừa có sự tinh tế, giàu tình cảm của người con gái lại vừa là những phẩm chất cách mạng đáng được ngợi ca là tinh thần trách nhiệm, lòng quả cảm không sợ hi sinh và một quyết tâm công hiến sắt đá. Hình tượng nhân vật anh hùng tập trung thể hiện khuynh hướng sử thi cũng là những gì ta tìm thấy trong “dòng sống truyền thống” của gia đình chị em Chiến, Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi). Tất cả những hình tượng nhân vật trung tâm đều gặp nhau ở một điểm là tinh thần quả cảm, kiên định, lòng yêu thương đồng loại. Họ đã biết biến đau thương thành hành động, vượt lên nỗi đau cá nhân để chiến đâu vì nỗi đau của đồng loại. Phẩm chất anh hùng trở thành giọt máu hồng chảy suốt trong tim mỗi người con Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xây dựng con người trong mối quan hệ hài hoà riêng - chung người nghệ sĩ đã đi đến một chân lí: Chính những người Việt Nam như thế đã làm nên đất nước.

Điều đáng nói ở đây là trong hầu hết các sáng tác, các tác giả đều xây dựng hình tượng thiên nhiên cũng mang vẻ đẹp như một sự hô ứng cho hình tượng con người mang tính sử thi. Những cây xà nu hiên ngang chống chọi lại bom đạn ác liệt, sừng sững như một lời thách thức hay chính là hình ảnh của người dân Xô Man, của cụ Mết và Tnú...? Núi rừng Trường Sơn trong chiến tranh làm tôn thêm vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật trữ tình Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu) cũng như thiên nhiên khấc nghiệt bị tàn phá bởi chiến tranh trên cao điểm làm nổi bật lên sức mạnh quật cường của con người. Một điểm chung thường thấy đó là những bức tranh thiên nhiên rộng, hùng vĩ, hoặc vô cùng khắc nghiệt. Chúng mang tính biểu tượng hoặc có vai trò đắc lực trong việc thể hiện phẩm chất cao đẹp cũng như tâm hồn gan góc, anh dũng của con người.

Khuynh hướng sử thi lại đi cùng với cảm hứng lãng mạn trong văn học sau năm 1945 như một tất yếu. Thực ra, ngay trong việc phi thường hoá con người, việc xây dựng hình tượng nhân vật mang phẩm chất anh hùng kiệt xuất đã là một biểu hiện của chủ nghĩa lãng mạn. Chỉ có điều chúng luôn luôn được bất nguồn từ cơ sở thực tại vững chắc nên không hề viển vông xa rời. Bắt nguồn từ hiện tại để "hướng tới tương lai. Xây dựng những ước mơ khát vọng đẹp để có thêm niềm tin vào cuộc sống, vượt qua thử thách, hi sinh. Điều này hoàn toàn mang ý nghĩa thực tế đẹp đẽ và lớn lao. Người ta bắt gặp giữa bom đạn ác liệt bức tranh thơ mộng của rừng núi Trường Sơn, nơi cô gái mang tên vầng trăng - Nguyệt - và mốì tình lãng mạn của cô hiện lên đẹp như cổ tích. Bắt gặp hình ảnh những người lính Tây Tiến trong gian khổ vẫn đầy hào hoa, lãng mạn:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Có thể nói, chính sự hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã góp phần xây dựng nên những hình ảnh đẹp và vĩ đại về đất nước, con người. Nhờ có sự kết hợp đó và có lẽ chỉ có nó mới giúp phản ánh một cách trung thực nhất một thời kì lịch sử đau thương nhưng cũng đầy vẻ vang của dân tộc, làm nên những hình tượng đẹp về đất nước và con người trường tồn mãi cùng thời gian và lịch sử dân tộc.

Để thể hiện khuynh hướng và cảm hứng này, văn học đã sử dụng hình thuật đặc biệt. Trước hết, chất sử thi được thể hiện trong giọng điệu ngợi ca hào sảng mà trang trọng; lây chất thơ để nói về một hiện tại đầy đau thương; màu sắc phóng đại khoa trương được sự nâng cánh của cảm hứng lãng mạn tạo nên những hình ảnh đẹp, phóng khoáng và đầy gợi cảm. Không chỉ có thế, nhờ cảm hứng lãng mạn, văn học lấy ước mơ để miêu tả những điều không như mơ ước, dùng con mắt tương lai để nhìn hiện tại nên giọng vãn không chỉ đầy tự tin mà còn chứa đựng niềm tự hào và ngợi ca say đấm.

Mỗi thời kì văn học lại gắn với một giai đoạn lịch sử cụ thể và phản ánh chân thực về giai đoạn ấy. Lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, khi mà “cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai” hiện lên trong khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn không chỉ có giá trị như một lời ngợi ca đất nước và nhân dân anh hùng, kiên cường trong gian khó mà còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học chung của dân tộc, mang lại cho nó giá trị vĩnh hằng.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.