Bài đọc tham khảo Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh

Chủ nghĩa nhân vãn Hồ Chí Minh trước hết biểu hiện ở tấm lòng thương yêu con người, thương yêu dân hết sức bao la, sâu sắc. Người đã khái quát về triết lí cuộc sống: “Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề... là làm người là phải thương nước thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức”.

Trong lịch sử dân tộc và thế giới, đã từng xuất hiện bao tấm gương thương nước, thương dân, thương số phận đau khổ của con người... Tuy nhiên, ở Hồ Chí Minh, lòng thương nước, thương dân, thương nhân loại mang một nội dung mới, sâu sắc, toàn diện.

Trước hết, đó không phải là lòng thương hại của “bề trên ” nhìn xuống, cũng không phải là sự động lòng trắc ẩn của người “đứng ngoài ” trông vào, mà là sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ đã từng trải qua và chứng kiến biết bao cảnh đau thương ngang trái, bất công...

Đó là nổi khổ đau của Người khi phải bế em đi xin sữa, mẹ chết không được khóc, bố bị nỗi oan và bị đẩy đi xa. Đó là cảnh nghèo đói của dân quê Nghệ Tĩnh, cảnh khổ sở của những dân phu làm đường Cửa Rào, Trấn Ninh. Đó là cảnh những phu xe gầy ốm, những người bán hàng rong lam lũ bên cạnh cảnh sống phè phởn xa hoa của bọn thống trị thực dân và vua quan cai trị ỏ kinh thành Huế; cảnh đấu tranh và bị đàn áp của nông dân chống thuế mà Người trực tiếp chứng kiến và giúp đỡ... Rồi đến những cảnh dân các thuộc địa khác bị đàn áp. Hình ảnh người dân da đen ở Đa Ka bị đẩy xuống biển chết trong gió to sóng lớn; những phụ nữ bị hãm hiếp; trẻ em bị phơi đói ở Đôhômây, và những người dân thuộc địa bị bắt đi lính chết thay cho Ẻ,mẫu quốc”. Đó là cảnh phân

biệt chủng tộc và đời sống khổ sở, bần cùng của người dân lao dộng ở một số nước tư bản như đời sống của dân da màu ở Mỹ; đời sống lam lũ của “xóm thợ, xóm nghèo, xóm người khổ" Êpinet ngay giữa thủ đô Pari mà Người tận mắt trông thấy. Những hình ảnh, những sự kiện đó đã tác động sâu sắc đến tình cảm, tư tưởng của Người.

Từ thực tiễn cuộc sống, chứng kiến những nổi đau khổ của các dân tộc bị áp bức và nhân loại cần lao, Hồ Chí Minh đã thể hiện sự kết hợp lòng nhân ái vốn có trong truyền thống văn hoá Việt Nam với tư tưởng nhân nghĩa, nhân văn phương Đông; với tư tướng "bác ái" giải phóng con người khỏi thần quyền và quân quyền của chủ nghĩa nhân văn phương Tây; với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản để hình thành ở Người một tư tưởng nhân văn cao cả, sâu sắc và hiện thực.

Điểm nổi bật ở tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, là lòng thương yêu những "người cùng khổ".

"Người cùng khổ" ở đây bao gồm những người dân Việt Nam và nhân dân các nước thuộc địa, bị mất nước, sống cuộc đời nô lộ, "không có tự do, công lí", bị "áp bức, bóc lột", "đầu độc", bị "đẩy lùi vào vòng ngu dốt, tối tăm ", "bị bắt làm lao dịch, khổ sai và di làm lính đánh thuê cho mẫu quốc", "sổng nghèo đỏi, cực khổ"... Những người dân lao dộng ở các nước tư bản, những người trực tiếp sản xuất ra của cải nhưng sống đói nghèo, cùng khổ, thiếu thốn, "những người làm lụng, sản xuất và đói meo", "những người thợ, người nghèo".

Lời ra mắt của báo Người cùng khổ (Le Paria) năm 1921 đã xác định rõ mục đích đấu tranh của hội "Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức" là 'ắđi từ giải phóng những người nô lệ mất nước, những người lao động cùng khổ đến giai phóng con người".

Con người ở đây bao hàm cả "đồng bào" trong nước và "đồng bào" trên thế giới theo nghĩa "bốn bể là nhà, bốn phương vô sản đều là anh em".

Người viết: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn... Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người".

Người vạch rõ là: "Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ tà ma phải kiên quyết đánh bỏ. Đối với tất cả những người khác ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ... phải thực hành chữ Bác ái".

Người khẳng định: "lòng thương yêu của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi". Tình cảm, tư tưởng đó thể hiện sâu sắc, phong phú trong suốt cuộc đời của mình. Trước lúc vĩnh viễn đi xa, trong Di chúc, Người viết "đầu tiên là vấn đề con người" và "cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, các cháu nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế".

Xưa nay, giai cấp thống trị thường coi khinh quần chúng, cho là đám người ngu dốt tiêu cực, thụ động. Trong lịch sử dân tộc, cũng có những nhà văn hoá chính trị kiệt xuất đã thấy sức mạnh của dân: "đẩy thuyền cũng là dân, mà lật thuyền cũng là dân ", "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc", nhưng với ý thức hệ phong kiến, họ không nhận thức và khai thác được sức mạnh toàn diện, tiềm tàng của quần chúng lao động. Ngay với giai cấp vô sản chính quốc, tuy cũng là những người lao động bị áp bức bóc lột, có mối quan hệ với các dân tộc thuộc địa nhưng đến đầu thế kỉ XX họ vẫn quan niệm “Người bản xứ là một hạng người thấp kém, không đáng kể, không có khả năng để hiểu biết được và càng không có khả năng hoạt động ".

Hồ Chí Minh sống trong lòng quần chúng nhân dân, hiểu được tâm tư nguyện vọng và sức mạnh của quần chúng nhân dân, nhất là sau khi được trang bị phương pháp luận Mác-Lênin, Người có những nhận định sâu sắc, đi vào bản chất, sức mạnh tiềm tàng của quần chúng. Do đó, ở Người, lòng thương yêu nhân dân gắn liền với lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh, tính chủ động sáng tạo của nhân dân và lòng tôn trọng, kính trọng nhân dân. Người khái quát: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạn lì bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân“. “Dân chúng biết nhiều cách giải quyết vấn đề một cách mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra“. Vì vậy, những người cách mạng không khỏi chỉ lãnh đạo mà còn phải học tập quần chúng nhân dbrân. Một nội dung rất quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là phải chăm lo bồi dưỡng, sử dụng, phát huy sức mạnh của con người, của nhân dân.

Nhận thức rõ vai trò quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng: “Công nông là gốc của cách mạng“, “Dân là gốc của nước“. Người quan tâm đến việc giáo dục, giác ngộ quần chúng, tổ chức quần chúng, đem sức mạnh của quần chúng mà chiến thắng sức mạnh vặt chất của giai cấp thống trị, của kẻ thù. Chính vì vậy, với 5000 đảng viên, dựa vào lực lượng đông đảo quần chúng được tổ chức, giác ngộ và nắm đúng thời cơ, Đảng đã lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám thành công.

Sau Cách mạng tháng Tám, khi bàn đến những nhiệm vụ cấp bách của cả nước, Người đã nêu nhiệm vụ “chống giác dốt", cùng với việc chống giặc đói và giặc ngoại xâm... Người chi rõ là dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp, 90% đồng bào ta mù chữ “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu ”, nên cần phái phát động chiến dịch “chống giặc dốt", “xoá nạn mù chữ“.

Người nhấn mạnh “chê độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn để hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu lười biếng, gian xảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta phải làm sao cho dân tộc ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập

Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, Người đã chỉ rõ phải “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân “ phát động mạnh mẽ tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, hết sức coi trọng khoa học kĩ thuật; coi trọng nhân tài, trọng dụng nhân tài. Người yêu cầu; “Công nông phải trí thức hóa” và “trí thức phải gắn bó với công nông, ra sức phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ",

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.