Tham khảo tài liệu 'tự học thổi sáo và ngâm thơ part 8', văn hoá - nghệ thuật, âm nhạc phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Nhiều người vẫn quen nghĩ rằng HuvCận hay nói đến sầu Xuân Diệu sôi nổi yêu đương Nguyễn Bính quê mùa Hàn Mặc Tử điên dại Nguyễn Nhược Pháp trong sáng hồn nhiên. Nghĩ như thế là căn cứ vào những bài thơ tiêu biểu của họ nhưng không phải đó là bản sắc cố hữu của họ không thể giản đơn cho rầng bản sắc của Huy Cận là sầu Nguyễn Bính là quê Hàn Mặc Tử là điên được. Nguyền Bính thời Hành phương Nđm Xuân tha hương khác hẳn thời Lỡ bưởc sang ngang HànMặcTử đau dớn quằn quại với những vần thơ điên nhưng Gái quê Đầy thôn Vỹ Dạ lại tình tứ trong sáng chẳng chút gì điên loạn Huy Cận sầu với Ngậm ngùi Tràng giang nhưng vỗ vê Tình tự thì Jại chẳng chút gì sầu. vậy để có sự đồng cảm ta nên hiểu đúng tác giả qua từng bai thơ của họ để có thể làm tốt vai trò tác giả thứ hai. Người ngâm thơ là tác giả thứ hai vì bằng nghệ thuật diễn ngâm họ đã làm bài thơ nổi bật lên đẩy cao sức truyền cảm của bài thơ làm xúc động hàng ngàn hàngtriệu người nghe trong một lúc. Trong địa hạt âm nhạc người nhạc sĩ viết giai điệu có ghi chú những ký hiệu chuyên môn để nhạc công ca sĩ theo đó mà diễn tả. Ví dụ dằn mạnh giọng crescendo nhẹ bớt giọng décrescendo thúc gấp acelérando buông lơi smorzando chậm slowly hùng tráng oai nghi majestuoso rất êm pianissimo . ở các chỗ chuyển đoạn hoặc thay đổi đíệưthức cũng đều có ghi chú rõ ràng ca sĩ nhạc công cứ theo đó mà trình tấu ca diễn. Với một bài thơ người diễn ngâm tự mình phải làm công việc đó tức là phải nghiên cứu kỹ bài thơ để biết chỗ nào nên dừng lại chỗ nào nên kéo dài ra chỗ nào dùng giọng hùng tráng oai nghi chỗ nào cần giọng buông lơi chậm rãỉ nếu diễn tả cho đúng như vậy thì vô tình người ngâm đã góp phần với tác giả để thể hiện thêm rõ nét cái hay của bài thơ. Như vậy một diễn viên ngâm thơ bắt buộc cũng phải có trình độ phải mê thơ hiểu thơ thì mới dễ dàng đồng cảm với tác giả mới nhập vào bài thơ để truyền cảm sang người nghe được. 78 Bây giờ chúng ta thử thực tập việc nghiên cứu đoạn thơ sau đây của Thế Lữ. Trích trong bài Tiếng hát bên .