Hợp tác nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa xã hội là một phần quan trọng, rất có ý nghĩa trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Việt - Trung những năm đầu thế kỷ XXI. Thực ra, quá trình giao lưu, trao đổi về lý luận, đường lối cách mạng giữa các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra từ lâu, ngay cả trong giai đoạn cách mạng dân chủ ở Trung Quốc, cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam. Chuyển sang giai đoạn xây dựng CNXH, nhất là sau. | Hợp tác Việt - Trung nghiên cứu lý luận vê chủ nghĩa xã hội Hợp tác nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa xã hội là một phần quan trọng rất có ý nghĩa trong quan hệ giữa hai Đảng hai nước Việt - Trung những năm đầu thế kỷ XXI. Thực ra quá trình giao lưu trao đổi về lý luận đường lối cách mạng giữa các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra từ lâu ngay cả trong giai đoạn cách mạng dân chủ ở Trung Quốc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam. Chuyển sang giai đoạn xây dựng CNXH nhất là sau khi hai nước tiến hành cải cách đổi mới việc giao lưu trao đổi tham khảo lẫn nhau càng diễn ra sôi nổi. Nhưng trong khoảng 10 năm qua hợp tác Việt -Trung nghiên cứu lý luận về CNXH mới thực sự đi vào nền nếp tiến hành một cách có hệ thống có sự chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo hai Đảng nhằm vào những vấn đề cốt yếu về lý luận và đường lối xây dựng CNXH của mỗi nước và đem lại kết quả thiết thực rất có ý nghĩa đối với mỗi bên cũng như trong việc đóng góp vào kho tàng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho phong trào XHCN thế giới. Hợp tác Việt - Trung trong nghiên cứu lý luận về CNXH thập niên đầu thế kỷ XXI thể hiện mấy nét nổi bật sau đây 1. Tiến hành một cách có hệ thống có sự chỉ đạo của lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam Giao lưu trao đổi lý luận trước đây chỉ tiến hành giữa các cơ quan đơn vị địa phương. Từ năm 2000 lãnh đạo hai Đảng mới có thoả thuận về cơ chế hợp tác nghiên cứu lý luận thông qua hình thức Hội thảo khoa học ở cấp Trung ương. Đến nay các cuộc hội thảo đã được tiến hành hàng năm một cách có hệ thống theo sự sắp xếp đồng thuận giữa hai bên lần lượt được tổ chức ở Trung Quốc và ở Việt Nam. Chủ đề các cuộc hội thảo cũng là nội dung hợp tác nghiên cứu đã được bố trí sắp xếp một cách khoa học nhằm vào những vấn đề quan trọng và cấp bách đối với cả hai bên trong từng thời gian. Cho tới nay hai bên đã phối hợp tổ chức được bảy cuộc Hội thảo khoa học về CNXH. Hai hội thảo đầu đi vào những vấn đề chung - Hội thảo khoa học Trung - Việt Chủ nghĩa xã .