. Thế nào là hệ quy chiếu quán tính. Hệ quy chiếu gắn tại mặt đất có phải là hệ quy chiếu quán tính không? Hệ qui chiếu quán tính là hệ qui chiếu đứng yên tuyệt đối. Tất cả những hệ qui chiếu chuyển động so với hệ qui chiếu quán tính với vận tốc không đổi cũng là các hệ qui chiếu quán tính. Hệ qui chiếu gắn liền với mặt đất một cách gần đúng có thể xem là hệ qui chiếu quán tính. Vì thật ra không thể nào tìm được một hệ qui chiếu đứng. | Tài liệu ôn tập Lý A1 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN BỘ MÔN VẬT LÝ Tài liệu ôn tập VẬT LÝ A1 Mã môn học 0002011 Chương I Động Học Chất Điểm . Thế nào là hệ quy chiếu quán tính. Hệ quy chiếu gắn tại mặt đất có phải là hệ quy chiếu quán tính không Hệ qui chiếu quán tính là hệ qui chiếu đứng yên tuyệt đối. Tất cả những hệ qui chiếu chuyển động so với hệ qui chiếu quán tính với vận tốc không đổi cũng là các hệ qui chiếu quán tính. Hệ qui chiếu gắn liền với mặt đất một cách gần đúng có thể xem là hệ qui chiếu quán tính. Vì thật ra không thể nào tìm được một hệ qui chiếu đứng yên tuyệt đối. Tuy nhiên nếu xét trong một vùng không gian nhỏ hẹp chẳng hạn ta chỉ xem xét thái dương hệ khi đó mặt trời có thể xem là đứng yên tuỵệt đối hay hệ qui chiếu gắn với mặt trời là hệ đứng yên tuyệt đối. Ngoài ra nếu xét trong một khoảng thời gian đủ ngắn thì chuyển động của trái đất trên quỹ đạo quanh mặt trời gần như là chuyển động thẳng và gia tốc thẳng cũng không đáng kể. Vì thế có thể xem là chuyển động thẳng đều so với mặt trời. Vì lý do đó ta có thể coi hệ qui chiếu gắn với mặt đất là hệ qui chiếu quán tính được. Hãy cho biết ý nghĩa vật lý của gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến. Viết các biểu thức của chúng. Một chất điểm chuyển động chậm dần trên một đường tròn hãy xác định một cách định tính phương chiều của các vectơ vận tốc gia tốc tiếp tuyến gia tốc pháp tuyến và gia tốc toàn phần của chất điểm đó vẽ hình . Gia tốc tiếp tuyến là đại lượng vật lý đặc trưng cho mức độ thay đổi về độ lớn của vector vận tốc theo thời gian còn gia tốc pháp tuyến đặc trưng cho mức độ thay đổi về phương chiều của vector vận tốc theo thời gian. dv V a V-T a --V-n t dt n R Trong đó T là vector đơn vị trên phương tiếp tuyến của quỹ đạo và n là là vector pháp tuyến của quỹ đạo tại điểm đang khảo sát. Chất điểm chuyển động chậm dần trên đường tròn khi đó phương của vector vận tốc luôn nằm trên phương tiếp tuyến của quỹ đạo tại điểm đang xét chiều là chiều chuyển động.