Đây là vấn đề đã được bàn nhiều, từ hơn nửa thế kỷ qua trong câu chuyện chung về Hồ Chí Minh – nếu tính từ tác phẩm đầu tiên viết về Bác của Phạm Văn Đồng: Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc(1). Đi sâu vào lĩnh vực văn hóa, văn nghệ thì nó gần như có mặt trong khắp các công trình, bài viết của tất cả những người làm công việc lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học, kể từ sau 1954 | Hồ Chí Minh về công tác văn hóa văn nghệ - đọc lại và nghĩ tiếp Phong Lê GS. Viện Văn học. Đây là vấn đề đã được bàn nhiều từ hơn nửa thế kỷ qua trong câu chuyện chung về Hồ Chí Minh - nếu tính từ tác phẩm đầu tiên viết về Bác của Phạm Văn Đồng Hồ Chủ tịch hình ảnh của dân tộc 1Ỵ Đi sâu vào lĩnh vực văn hóa văn nghệ thì nó gần như có mặt trong khắp các công trình bài viết của tất cả những người làm công việc lý luận phê bình nghiên cứu văn học kể từ sau 1954. Có cả một danh mục rất dài các cuốn sách giáo trình chuyên khảo bài viết hoặc ý kiến bàn trực tiếp về Hồ Chí Minh với văn hóa văn nghệ. Như vậy có thể xem đó là một câu chuyện cũ. Nhưng ở thời điểm hôm nay dường như lại thấy có những khía cạnh những vấn đề cần được bàn lại bàn tiếp hoặc bàn sâu hơn. Chẳng hạn Vấn đề Văn hóa - nghệ thuật cũng là một mặt trận . Và văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy Hồ Chí Minh nêu ra trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp Triển lãm hội họa năm 1951 lại được chọn làm chủ đề cho một hội thảo lớn của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 17-12-2009. Hoặc trước đó là tựa đề một bài viết của Nguyễn Khải Chiến sĩ - Nghệ sĩ viết về Nguyễn Đình Thi trên báo Văn nghệ số 17-18 ra ngày 30-4-2007. Điều gợi suy nghĩ ở đây là mối quan hệ giữa Nghệ sĩ - Chiến sĩ như trong Thư của Hồ Chí Minh và Nghệ sĩ - Công dân như cách nghĩ ở thời điểm hôm nay trong bối cảnh đất nước đang nỗ lực xây dựng một xã hội công dân là như thế nào Có nên giữ lại Nghệ sĩ - Chiến sĩ hoặc thay bằng Nghệ sĩ - Công dân Giữa hai quan niệm có gì giống nhau khác nhau hoặc trái ngược nhau Trước khi có ý kiến riêng về vấn đề này tôi muốn trở lại câu chuyện Hồ Chí Minh với văn hóa - văn nghệ qua những gì Bác đã nói và viết từ 59 năm về trước trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp Triển lãm hội họa năm 1951. Nhưng để hiểu được thấu đáo quan niệm về văn chương- nghệ thuật của Hồ Chí Minh có lẽ phải ngược thời gian về trước ít nhất là từ Ngục trung nhật ký với câu đầu của bài Khai quyển Ngâm thơ ta vốn .