Báo cáo nghiên cứu khoa học " Hà Nội thời tiền - sơ sử "

Nhờ vào những bằng chứng khảo cổ học, chúng ta được biết lịch sử Hà Nội bắt đầu từ những bước chân đầu tiên của con người thời đại đá cũ trên những vùng đất cao, đồi gò nằm về phía tây bắc Hà Nội. Từ thành tựu của khoa học địa chất, chúng ta đã biết được tác động của tự nhiên, nhất là quá trình biển tiến, biển thoái ở giai đoạn cuối Pleistocene- giữa Holocen tác động đến cuộc sống người Hà Nội xưa ra sao, ví như khi biển tiến dâng cao, con người rút. | Hà Nội thời tiền - sơ sử TRÌNH NĂNG CHUNG . Viện Khảo cổ học. Nhờ vào những bằng chứng khảo cổ học chúng ta được biết lịch sử Hà Nội bắt đầu từ những bước chân đầu tiên của con người thời đại đá cũ trên những vùng đất cao đồi gò nằm về phía tây bắc Hà Nội. Từ thành tựu của khoa học địa chất chúng ta đã biết được tác động của tự nhiên nhất là quá trình biển tiến biển thoái ở giai đoạn cuối Pleistocene- giữa Holocen tác động đến cuộc sống người Hà Nội xưa ra sao ví như khi biển tiến dâng cao con người rút vào cư trú trong hang động núi cao. Sau thời kỳ vịnh biển cách nay khoảng 3500 năm Hà Nội khô ráo dần các cư dân hậu kỳ đá mới- sơ kỳ kim khí từ vùng đất cao men theo các triền sông xuống khai khẩn vùng đất mới Hà Nội. Các cộng đồng làm nông nghiệp lúa nước phát triển nhanh kinh tế sản xuất tạo một diện mạo văn hoá mới cho vùng đất Hà Nội xưa. 1. Những dấu tích văn hoá nguyên thuỷ đá cũ- Văn hoá Sơn Vi Những dấu tích văn hoá nguyên thuỷ thời đá cũ được phát hiện khá sớm ở Hà Nội. Năm 1972 thầy và trò Khoa Sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã phát hiện những dấu tích văn hoá Sơn Vi trên vùng đồi huyện Ba Vì 9 10 . Ba Vì là vùng đồng bằng xen kẽ đồi gò được tạo lập bởi sự xâm thực chia cắt các thềm đá gốc và thềm phù sa cổ sông Hồng và sông Đà. Các đồi gò ở đây khá giống nhau thường cao từ 10m đến 30m đỉnh bằng sườn dốc thoải. Các nhà địa chất mách bảo chúng ta rằng đây chính là dấu tích của loạt thềm bậc II sông Hồng và sông Đà. Phía trên là lớp phù sa bị laterit hoá mạnh tạo thành lớp sạn cứng đôi chỗ đã tạo thành đá ong phía dưới là đất đỏ lẫn nhiều sỏi vụn. Nhìn chung địa hình miền này có nhiều nét tương tự địa hình huyện Lâm Thao Phú Thọ tuy nhiên cũng dễ dàng nhận thấy đồi gò Ba Vì thấp hơn đồi gò Phú Thọ. Chính trên bề mặt các đồi gò này ở Đồi Cạn thuộc xã Thái Hoà Gò A còn gọi là Núi Quang thuộc xã Cổ Đô Xóm Liên thuộc xã Minh Quang và Gò Chùa xã Vạn Thắng các nhà khảo cổ đã phát hiện những di tích di vật

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    68    1    16-05-2024
3    60    2    16-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.