Trong 2 năm (2008 -2009), Viện Tâm lý học đã tiến hành nghiên cứu Đề tài “Những đặc điểm tâm lý của các dân tộc thiểu số ở Tây bắc”. Trong quá trình thực hiện, Đề tài đã tiến hành ở 11 xã và thị trấn của 7 huyện thuộc 7 tỉnh của Tây Bắc. Tổng số người được điều tra là người thuộc 6 dân tộc thiểu số là: Thái, Mường, Hmông, Tày, Dao, Nùng. Đây là các dân tộc có dân số lớn nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất đến phát triển kinh tế, xã hội. | Một số vấn đề cần quan tâm đối với các dân tộc thiểu số Tây Bắc hiện nay VŨ DŨNG . Viện Tâm lý học. Trong 2 năm 2008 -2009 Viện Tâm lý học đã tiến hành nghiên cứu Đề tài Những đặc điểm tâm lý của các dân tộc thiểu số ở Tây bắc . Trong quá trình thực hiện Đề tài đã tiến hành ở 11 xã và thị trấn của 7 huyện thuộc 7 tỉnh của Tây Bắc. Tổng số người được điều tra là người thuộc 6 dân tộc thiểu số là Thái Mường Hmông Tày Dao Nùng. Đây là các dân tộc có dân số lớn nhất có ảnh hưởng nhiều nhất đến phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị an ninh của vùng Tây Bắc. Đề tài đã kết hợp đồng bộ một số phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó phương pháp phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi là các phương pháp chính. Trong số các khách thể điều tra có người lớn được điều tra bằng bảng hỏi 200 người được phỏng vấn sâu. Để số liệu điều tra có độ tin cậy khách thể điều tra mang tính đại diện trong khi tổ chức điều tra đề tài rất chú ý đến các đặc điểm mang tính đại điện của mẫu thể hiện qua các tiêu chí giới tính tuổi học vấn dân tộc. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy có một số vấn đề cần chú ý sau I. MỘT SỐ KHÍA CẠNH TẤM LÝ CẦN QUAN TÂM Ở CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY BẮC 1. Các dân tộc được khảo sát đều có biết khá khiêm tốn về các chủ trương chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế văn hoá và xã hội của Tây Bắc. Tỷ lệ những người có biết đến các chính sách này chỉ chiếm hơn 1 3 số người được hỏi. Đa số những người được hỏi của các dân tộc thiểu số đều chưa biết nhiều về chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội quan trọng mà hàng ngày liên quan đến gia đình và bản thân họ. Một trong những nguyên nhân quan trọng của thực trạng này là cách thức tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách của địa phương còn chưa hiệu quả. Nhận thức của người dân về lợi ích của các chủ trương chính sách cũng hết sức khiêm tốn. Đa số những người được hỏi không đánh giá được những lợi ích mà các chính sách đem lại cho họ. Người dân hiểu