Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Cụ thể là: 1. Chưa thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng hiện đại; 2. Tạo ra áp lực lớn về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất canh tác; 3. Làm gia tăng sự phân hoá giàu nghèo; 4. Gây ô nhiễm môi trường, Trên cơ sở đó, tác giả luận chứng những biện pháp cần thiết để giải. | CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRẦN ĐẮC HIẾN Trong bài viết này tác giả đã phân tích một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay. Cụ thể là 1. Chưa thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển theo hướng hiện đại 2. Tạo ra áp lực lớn về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất canh tác 3. Làm gia tăng sự phân hoá giàu nghèo 4. Gây ô nhiễm môi trường . Trên cơ sở đó tác giả luận chứng những biện pháp cần thiết để giải quyết khắc phục những vấn đề nảy sinh nhằm nâng cao hiệu quả của tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Hiểu một cách chung nhất công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình phát triển sản xuất và quản lý kinh tế xã hội dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Ngày nay quá trình công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là con đường tất yếu để phát triển của các quốc gia trên thế giới đặc biệt là những nước nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam. Ở Việt Nam chủ trương công nghiệp hoá lần đầu tiên được đưa ra tại Đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960 với quan điểm xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối hiện đại kết hợp công nghiệp với nông nghiệp lấy công nghiệp nặng làm nền tảng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội lần thứ IV năm 1976 và thời gian hoàn thành xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa cũng được xác định cụ thể đó là sau khoảng 20 năm. Tuy nhiên sự nóng vội trong việc xác định bước đi cũng như sai lầm trong sự lựa chọn ưu tiên giữa công nghiệp và nông nghiệp đã dẫn đến những khó khăn trầm trọng về kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đánh