Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Lê triều hình luật) được xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh trong các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lê sơ. Bộ luật này được vua Lê Thánh Tông ban hành vào năm 1483 trong thời gian ông lấy niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497), nên trong dân gian và trong sử sách vẫn thường gọi bộ luật này là Luật Hồng Đức(1). Tất nhiên, cho đến nay, vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm khởi thảo và thời điểm hoàn chỉnh bộ luật này. Trong thiên. | MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT NGUYỄN THANH BÌNH 1. Quốc triều hình luật hay còn gọi là Lê triều hình luật được xây dựng bổ sung hoàn chỉnh trong các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lê sơ. Bộ luật này được vua Lê Thánh Tông ban hành vào năm 1483 trong thời gian ông lấy niên hiệu là Hồng Đức 1470-1497 nên trong dân gian và trong sử sách vẫn thường gọi bộ luật này là Luật Hồng Đức 1 . Tất nhiên cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm khởi thảo và thời điểm hoàn chỉnh bộ luật này. Trong thiên Hình luật chí sách Lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú cũng như dựa trên nhiều nguồn tư liệu khác và theo quan điểm chung của nhiều nhà nghiên cứu thì bộ luật này được xây dựng trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật các văn bản pháp luật đã ban bố và thi hành trong các đời vua trước đây được sửa chữa bổ sung và san định lại cho hoàn chỉnh 2 . Song trong Lời nói đầu của cuốn Quốc triều hình luật do Viện Sử học Việt Nam dịch và giới thiệu thì bộ luật trên có thể được soạn thảo ngay năm đầu của triều Lê sơ Lê Thái Tổ và không ngừng được các triều vua kế tiếp bổ sung hoàn chỉnh dần trong đó chắc chắn là có những đóng góp to lớn của ông vua nổi tiếng văn hiến Lê Thánh Tông 3 . Có thể khẳng định rằng Luật Hồng Đức là bộ luật tiến bộ nhất hoàn chỉnh nhất trong các bộ luật ở Việt Nam thời phong kiến là thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam là một trong những thành tựu tiêu biểu của nền văn hiến nước ta. Bộ luật ấy chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc và nội dung tư tưởng rộng lớn là cơ sở nền tảng trong việc xây dựng nhà nước phong kiến thịnh trị thời Lê sơ. 2. Trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp pháp luật là ý chí là quyền lực của các thế lực giai cấp thống trị được cụ thể hoá thể chế hoá bằng luật. Vì vậy pháp luật là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để ràng buộc bắt buộc mọi người mọi giai cấp khác phải tuân thủ phục tùng tuyệt đối vô điều kiện ý chí quyền .