Đề tài:" PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA TRIẾT HỌC SO SÁNH ĐÔNG - TÂY: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ TRIỂN VỌNG "

Triết học so sánh Đông – Tây với tư cách lĩnh vực chuyên ngành tập trung chủ yếu vào nghiên cứu so sánh giữa các nền triết học phương Đông và phương Tây xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XIX ở châu Âu, sau đó là ở các quốc gia thuộc phương Đông. Kết quả chủ yếu mà triết học so sánh Đông – Tây đã đạt được là làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt giữa các nền triết học này. Sự phát triển rộng rãi của chuyên ngành này đã dẫn đến sự. | PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA TRIẾT HỌC SO SÁNH ĐÔNG - TÂY LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ TRIỂN VỌNG NGUYỄN VŨ HẢO Triết học so sánh Đông - Tây với tư cách lĩnh vực chuyên ngành tập trung chủ yếu vào nghiên cứu so sánh giữa các nền triết học phương Đông và phương Tây xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XIX ở châu Âu sau đó là ở các quốc gia thuộc phương Đông. Kết quả chủ yếu mà triết học so sánh Đông -Tây đã đạt được là làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt giữa các nền triết học này. Sự phát triển rộng rãi của chuyên ngành này đã dẫn đến sự hình thành môn triết học liên văn hoá vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Phương pháp tiếp cận của triết học so sánh Đông - Tây chủ yếu tập trung vào những vấn đề như nguồn tư liệu của các nền triết học sự phát triển của mô hình so sánh phương pháp so sánh các nền triết học những đặc điểm và quy tắc của đối thoại triết học liên văn hoá. Trong một cuốn sách nhan đề Triết học hình thành trong các khu vực khác nhau trên trái đất như thế nào và tại sao xuất bản năm 1988 tập thể tác giả người Cộng hòa Dân chủ Đức đã đặt vấn đề xây dựng bản đồ triết học thế giới i . Bên cạnh ba cái nôi lớn của triết học nhân loại như Hy Lạp Trung Quốc và Ản Độ các tác giả này còn đề cập tới một số địa danh triết học khác như Nhật Bản các nước Hồi giáo các nước châu Phi các nước Nam Mỹ . Điều quan trọng mà họ muốn nhấn mạnh là đặc thù của tư duy triết học ngoài châu Âu và tính đa dạng của sự hình thành tư duy triết học nhân loại. Từ đó các tác giả này đã đưa ra một danh mục các địa danh triết học thế giới với một sự chọn lựa khá chặt chẽ. Từ cách nhìn nhận trên có thể đặt ra những câu hỏi thứ nhất liệu bản đồ triết học thế giới này còn có thể mở rộng được nữa hay không một khi triết học được hiểu khác với khái niệm triết học theo truyền thống của triết học Tây Âu hoặc một khi bản đồ triết học thế giới được xem là gần gũi với bản đồ các nền văn hóa thế giới thứ hai trong ý nghĩa ấy liệu triết học Việt Nam có chỗ đứng của mình trên bản đồ triết học thế giới hay không.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.