HOÀNG VĂN TUỆ (*) Hiện nay, phản biện xã hội là một trong những vấn đề đang được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm phản biện xã hội; đồng thời, nhấn mạnh vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động phản biện xã hội, theo tác giả, không những phải có cơ chế phù hợp để thực hiện sự phản biện xã hội, mà còn phải xây dựng cơ chế bảo. | VẤN ĐỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI VỚI YÊU CẦU THỰC TẾ HIỆN NAY HOÀNG VĂN TUỆ Hiện nay phản biện xã hội là một trong những vấn đề đang được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong bài viết này tác giả đã đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm phản biện xã hội đồng thời nhấn mạnh vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội. Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động phản biện xã hội theo tác giả không những phải có cơ chế phù hợp để thực hiện sự phản biện xã hội mà còn phải xây dựng cơ chế bảo đảm xã hội cần thiết và hình thành cơ quan chuyên trách các vấn đề về phản biện xã hội. Trong Dự thảo Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng khi nói về vấn đề tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Đảng ta đã đề cập đến vấn đề xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội chúng tôi nhấn mạnh . của Mặt trận Tổ quốc các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối chủ trương chính sách quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ . Gần đây vấn đề phản biện xã hội được nhiều nhà nghiên cứu chính trị gia và nhiều nhà hoạch định chính sách quan tâm. Vậy đó có phải là một yêu cầu của thực tế một xu thế khách quan Cần quan niệm về phản biện xã hội như thế nào Nội dung của nó ra sao Để thực hiện phản biện xã hội có chất lượng và hiệu quả cần phải áp dụng cơ chế nào Đó là những vấn đề đang được đặt ra. Thực ra việc phản biện một chủ trương một kế hoạch một đề án hay kế sách phương án tác chến nào đó. không phải là vấn đề mới. Trong lịch sử Việt Nam đã từng có những bậc đại thần đưa ra bản điều trần mang tính chất đối án. Nhiều vị hoàng đế như Lý Thái Tổ Lý Thái Tông Lý Nhân Tông Trần Nhân Tông Lê Thái Tổ. đã có ý thức dựa vào cơ chế tư vấn trong quản lý nhà nước. Họ thực sự lắng nghe tiếp thu những kiến nghị và can ngăn của các bậc đại thần khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến lợi ích dân tộc và vận mệnh quốc gia. Những Gián quan Sử quan - chức quan chuyên lo