Bài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu về dân quyền, cũng như ý nghĩa của tư tưởng dân quyền đó đối với việc thực hiện “quốc quyền”, tức là quyền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Tiếp đó, bài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu cho rằng, muốn thực hiện được quốc quyền, chế độ chính trị của Việt Nam khi đó phải chuyển từ quân quyền sang dân quyền theo xu thế phát triển tất yếu của. | QUAN NIỆM CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ DÂN QUYỀN NGUYỄN VĂN HOÀ Bài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu về dân quyền cũng như ý nghĩa của tư tưởng dân quyền đó đối với việc thực hiện quốc quyềrí tức là quyền độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Tiếp đó bài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu cho rằng muốn thực hiện được quốc quyền chế độ chính trị của Việt Nam khi đó phải chuyển từ quân quyền sang dân quyền theo xu thế phát triển tất yếu của thời đại với việc nâng cao dân trí thông qua giáo dục. Dưới ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng phương Tây đặc biệt là từ khi qua Nhật Bản và được chứng kiến một nước có truyền thống Nho học do biết tiếp nhận và vận dụng những tư tưởng tiến bộ của phương Tây vào công cuộc duy tân mà trở nên hùng cường được nghiên cứu và trao đổi về nguyên nhân cách mạng xã hội về chính thể của các nước về tư tưởng tự do bình đẳng bác ái dân quyền dân trí và các biện pháp duy tân của Môngtexkiơ Vônte Rútxô. ở Phan Bội Châu đã hình thành nên một quan niệm mới - quan niệm về dân quyền. Quan niệm này chứa đựng một nội dung mới mẻ và không kém phần phong phú thể hiện mục đích thiêng liêng cứu nước giải phóng dân tộc để đem lại tự do hạnh phúc cho dân đem lại quyền lực cho dân để cho người dân trở thành chủ thể của các quyền lực trong xã hội. Vấn đề dân quyền là vấn đề mới mẻ đối với các sĩ phu yêu nước Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX. Bởi lẽ ở thời điểm đó dân quyền là cái chưa có trong kho tàng tư tưởng của dân tộc ta mà phải tiếp thu từ những trào lưu tư tưởng Âu - Mỹ. Trước sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến mà nòng cốt là tư tưởng Nho giáo trong việc bảo vệ đất nước nửa cuối thế kỷ XIX và yêu cầu giải phóng dân tộc hồi đầu thế kỷ XX với lòng yêu nước nồng nàn tài năng và sự mẫn cảm của mình Phan Bội Châu đã tìm kiếm và tiếp nhận những trào lưu tư tưởng phương Tây đặc biệt là tư tưởng dân quyền - một thứ vũ khí tư tưởng mới lạ trong thời đại châu Á thức tỉnh sau giấc ngủ .