Trong bài viết này, chúng tôi trình bày và phân tích tư tưởng triết học của các sử gia Việt Nam thế kỷ XV – XVII qua tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư. Đó là các tư tưởng về sự vận động xã hội là do trời định; về vấn đề dân tộc, đất nước; về vai trò của nhân dân trong lịch sử; về quy luật xây dựng một xã hội thanh bình, thịnh trị. Theo đó, những tư tưởng này không chỉ có giá trị trong lịch sử mà còn có ý nghĩa đối với cả. | TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA CÁC NHÀ SỬ HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XV - XVII MINH ANH Trong bài viết này chúng tôi trình bày và phân tích tư tưởng triết học của các sử gia Việt Nam thế kỷ XV - XVII qua tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư. Đó là các tư tưởng về sự vận động xã hội là do trời định về vấn đề dân tộc đất nước về vai trò của nhân dân trong lịch sử về quy luật xây dựng một xã hội thanh bình thịnh trị. Theo đó những tư tưởng này không chỉ có giá trị trong lịch sử mà còn có ý nghĩa đối với cả ngày nay. Trong lịch sư tư tưởng triết học Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến tư tưởng của các sử gia Việt Nam. Bởi các sử gia Việt Nam thường là những bậc đại khoa. Họ vừa là những trí thức lớn lại vừa là những người nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình. Vì vậy các sử gia không thể không chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo. Với quan niệm ôn cố tri tân các sử gia Việt Nam muốn thông qua sử để để lại những bài học cho đời. Phạm Công Trứ cho rằng có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời . Sử là để ghi chép quốc thống lúc lìa lúc hợp để tỏ rõ trị hóa khi thịnh khi suy 1 . Từ việc ghi chép đó các sử gia có tham vọng tìm ra những quy luật chung nhất của xã hội. Họ tin những tìm tòi của họ sẽ giúp cho các vua chúa nói chung và các thành viên trong xã hội nói riêng tránh khỏi những sai lầm trong hành động. Từ việc tránh được những sai lầm đó họ hy vọng xã hội sẽ được ổn định thái bình. Do đó theo họ nhiệm vụ của người viết sử là phải giữ nghị luận rất nghiêm ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời mặt trăng lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt. Người thiện biết có thể bắt chước người ác biết có thể tự răn 2 . Ngô Sĩ Liên cũng nói rõ mục đích viết sử là thiện ác phải làm rõ ràng trong khen chê để treo gương răn cho đời sau 3 . Vì vậy thông qua sách sử các sử gia đã để lại không ít tư tưởng triết học của mình. Chúng ta có thể nhận thấy các tư tưởng triết học của các sử gia thế kỷ XV - XVII qua Đại Việt sử ký toàn thư - một bộ .