Trong bài viết này, tác giả đã luận giải một số vấn đề cơ bản liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần. Đó là, thứ nhất, nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là kết quả do sự nhận thức và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, thể hiện tư duy mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thứ hai, khẳng định có những thành phần kinh tế đã thể hiện tốt vai trò của mình, song. | VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY NGUYỄN ĐỨC LUẬN Trong bài viết này tác giả đã luận giải một số vấn đề cơ bản liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần. Đó là thứ nhất nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là kết quả do sự nhận thức và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin thể hiện tư duy mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thứ hai khẳng định có những thành phần kinh tế đã thể hiện tốt vai trò của mình song cũng có thành phần kinh tế còn nhiều yếu kém bất cập. Theo tác giả bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ kinh tế nhà nước chúng ta cần tập trung phát triển thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Tại Đại hội lần thứ VI năm 1986 Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm với nội dung cơ bản là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó đến nay đất nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và luôn đạt mức tăng trưởng cao. Những thành tựu đó khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới nói chung và chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó chúng ta cũng cần phải nhận thức rõ những tiêu cực do nền kinh tế nhiều thành phần gây ra đặc biệt là nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quan niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử. Trong Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản đã chỉ ra rằng sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền thì không thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức được mà phải cải tạo nó dần dần. Đến Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và chỉ rõ sau khi giành được thắng lợi chính trị giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản. Thực tiễn xây dựng chủ .