Khẳng định trong “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” đã được Người xác định là một công việc “rất quan trọng và rất cần thiết”, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải quan điểm của Hồ Chí Minh về mục đích, về tầm quan trọng, về ý nghĩa lớn lao và về những biện pháp cụ thể của công việc to lớn này. | BỒI DƯỠNG THẾ HỆ CÁCH MẠNG CHO ĐỜI SAU TRONG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÊ THUÝ HẠNH Khẳng định trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vấn đề bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau đã được Người xác định là một công việc rất quan trọng và rất cần thiết trong bài viết này tác giả đã đưa ra và luận giải quan điểm của Hồ Chí Minh về mục đích về tầm quan trọng về ý nghĩa lớn lao và về những biện pháp cụ thể của công việc to lớn này. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là văn kiện lịch sử vô giá kết tinh cả tinh hoa tư tưởng đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân một lãnh tụ cách mạng mà còn chứa đựng cả những quan điểm cốt yếu của Người về mục tiêu và phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai. Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng lực lượng cho cách mạng Việt Nam. Người không chỉ chăm lo xây dựng lực lượng trực tiếp gánh vác và giải quyết những nhiệm vụ hiện tại mà còn chăm lo xây dựng đội ngũ kế cận có đủ năng lực và trí tuệ để tiếp tục phát triển sự nghiệp cách mạng mà những thế hệ đi trước đã làm. Trước lúc đi xa trong Di chúc Người không quên căn dặn toàn Đảng toàn quân toàn dân ta rằng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thief Chúng tôi nhấn mạnh - 1 . Tuy chỉ là một căn lời dặn nhưng luận điểm này đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của một nhà hiền triết một nhà văn hoá lớn và hơn nữa còn trở thành một chân lý cách mạng. Theo Hồ Chí Minh để bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau thì sự nghiệp giáo dục đào tạo có vai trò hết sức quan trọng. Với Người Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người . Đây là một quan điểm vừa mang tính chiến lược vừa mang tính nhân văn sâu sắc mà đến nay đã trở thành phương châm hành động của toàn xã hội nói chung của ngành giáo dục nói riêng. Chính vì vậy dù bận trăm công nghìn việc nhưng Hồ Chí Minh vẫn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo .