Bài viết trình bày một cách khái quát nhận thức của Trần Đức Thảo về chủ nghĩa xã hội từ lập trường của chủ nghĩa Mác; đồng thời, phân tích những tư tưởng của ông về nguồn gốc của ý thức và ngôn ngữ. Theo tác giả, trong tư tưởng của Trần Đức Thảo về cội nguồn của ý thức và ngôn ngữ, có mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài, giữa hoạt động và quan hệ. Từ hiện tượng học tới chủ nghĩa Mác, Trần Đức Thảo. | CHÂN LÝ LÀ ĐẤT KHÔNG CÓ LỐI VÀO MẤY SUY NGHĨ NHÂN ĐỌC LỜI NÓI ĐẦU SỰ HÌNH THÀNH CON NGƯỜI CỦA TRẦN ĐỨC THẢO NGUYỄN HUY HOÀNG Bài viết trình bày một cách khái quát nhận thức của Trần Đức Thảo về chủ nghĩa xã hội từ lập trường của chủ nghĩa Mác đồng thời phân tích những tư tưởng của ông về nguồn gốc của ý thức và ngôn ngữ. Theo tác giả trong tư tưởng của Trần Đức Thảo về cội nguồn của ý thức và ngôn ngữ có mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài giữa hoạt động và quan hệ. Từ hiện tượng học tới chủ nghĩa Mác Trần Đức Thảo đã vượt lên để có cái nhìn sâu xa và độc đáo về cội nguồn của ý thức và ngôn ngữ. Sự hình thành con người là tác phẩm không dày lắm Lời nói đầu của nó chỉ có 27 trang. Thông thường người ta hay đánh giá tác phẩm căn cứ vào độ dày. Vì thế cầm quyển sách của Giáo sư Thảo cứ cảm thấy nó nhẹ tênh. Lời nói đầu cuốn Sự hình thành con người của Trần Đức Thảo tuy không dài nhưng đọc nó bạn sẽ thấy bùng nổ bởi nó súc tích dồn nén trĩu nặng và đầy sáng tạo đến chừng nào. Chỉ với 27 trang mà có thể nói đầy đủ cả về con người lẫn sự nghiệp thì quả là tài tình. Trong Sự hình thành con người - mốc cuối cùng mà Giáo sư đã đi đến Trần Đức Thảo đã tự phê phán cuộc đời mình mô tả lại sự chuyển biến về tư tưởng phương pháp và nội dung nghiên cứu của mình về cội nguồn của ý thức và ngôn ngữ. Ông viết Các độc giả đã có lòng rộng lượng đón đọc các công trình trước đây của tôi về nguồn gốc con người về ngôn ngữ và ý thức có thể sẽ ngạc nhiên nhận thấy trong cuốn sách mới - Sự hình thành con người - một phương pháp và một quan niệm hoàn toàn khác. Vậy thì một sự trở về với quá khứ dường như là cần thiết 1 . Một sự trở về với quá khứ dường như là cần thiết - đơn giản vậy thôi nhưng lại là sự vật lộn của cả một đời người tìm đường tìm chính mình để đi đến tận cùng trong những tiếng vang vọng của thời cuộc. Vốn là một người hiểu rõ triết học Hêghen đặc biệt là phép biện chứng duy tâm hiểu rõ triết học Mác đặc biệt là quá trình cải .