Đề tài triết học " LƯỠNG ĐẦU CHẾ THỜI LÊ - TRỊNH VÀ NHỮNG HỆ QUẢ LỊCH SỬ CỦA NÓ "

Tiếp tục những vấn đề đã được phân tích ở phần thứ nhất, trong phần thứ hai của bài viết, tác giả đã luận giải sự tương tác giữa lý luận Nho giáo với thực tiễn chính trị Việt Nam từ sau khi chủ quyền quốc gia dân tộc được khôi phục; phân tích làm rõ thực chất của kết cấu lưỡng đầu chế thời Lê - Trịnh. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình về những hệ quả đa chiều do cơ chế này để lại | LƯỠNG ĐẦU CHẾ THỜI LÊ - TRỊNH VÀ NHỮNG HỆ QUẢ LỊCH SỬ CỦA NÓ TRẦN NGỌC VƯƠNG Tiếp theo kỳ trước Tiếp tục những vấn đề đã được phân tích ở phần thứ nhất trong phần thứ hai của bài viết tác giả đã luận giải sự tương tác giữa lý luận Nho giáo với thực tiễn chính trị Việt Nam từ sau khi chủ quyền quốc gia dân tộc được khôi phục phân tích làm rõ thực chất của kết cấu lưỡng đầu chế thời Lê - Trịnh. Đồng thời tác giả cũng đưa ra những nhận xét đánh giá của mình về những hệ quả đa chiều do cơ chế này để lại. II. Lưỡng đầu chế thời Lê - Trịnh trong sự quy chiếu với lý luận về quyền lực chính trị của Nho giáo 1. Lý luận Nho giáo về quyền lực chính trị và ngôi vị quân chủ Xem xét từ khởi nguyên Nho giáo là một học thuyết có quá trình hình thành rất lâu dài có thể là lâu dài bậc nhất trong lịch sử các học thuyết tôn giáo - chính trị - triết học từng được biết tới. Xét từ góc độ lý luận về quyền lực Nho giáo không phải là học thuyết duy nhất và cũng không phải là toàn bộ lý luận về quyền lực từng xuất hiện và hành thế trên đất nước Trung Hoa cổ đại. Ngay từ thời điểm loài người thoát dần ra khỏi trạng thái bầy đàn tự nhiên đã lần lượt xuất hiện những nỗ lực định hướng tổ chức và quản lý xã hội theo kiểu con người . Một trong những công việc có tầm quan trọng hàng đầu được đặt ra để cân nhắc suy tư và thử nghiệm là việc tìm đáp án cho câu hỏi nên tổ chức quản lý và lãnh đạo xã hội theo những quy mô tính chất nào. Đương nhiên đáp án thích hợp đúng hơn tối ưu chỉ có thể phát lộ dần qua một quá trình dằng dặc những thí nghiệm xã hội. Thử và sai lại thử lại sai. Qua mỗi lần thử và sai ấy là tội ác là xương máu sinh mạng. Nhưng dù sao đó cũng là những đau khổ khó tránh khỏi mà nhân loại phải trải qua để có được những tiến bộ những bước phát triển. Như đã nói trên trong mọi thời đại mọi xã hội đều tiềm tàng hai xu thế nghịch chiều của sự hình dung về quy mô và kết cấu quyền lực đó là xu thế tập quyền và xu thế tản quyền. Trên đất Trung Hoa xưa ngay từ khi chưa xuất hiện các suy tư và

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
463    21    1    02-12-2024
272    24    1    02-12-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.