Đề tài triết học " MỐI QUAN HỆ TAM GIÁO TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUỐC GIA ĐỘC LẬP THỜI LÝ - TRẦN "

Bài viết góp phần luận chứng một hiện tượng độc đáo, có một không hai trong lịch sử của dân tộc, đó là mối quan hệ tam giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập dưới thời Lý – Trần. Theo tác giả, cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đều được Nhà nước phong kiến sử dụng và khuyến khích phát triển; tam giáo này không chỉ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, mà còn cạnh tranh với nhau để giành vị trí hàng đầu | MỐI QUAN HỆ TAM GIÁO TRONG Sự NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ QUỐC GIA ĐỘC LẬP THỜI LÝ - TRẦN BÙI THANH PHƯƠNG Bài viết góp phần luận chứng một hiện tượng độc đáo có một không hai trong lịch sử của dân tộc đó là mối quan hệ tam giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập dưới thời Lý - Trần. Theo tác giả cả Phật giáo Nho giáo và Đạo giáo đều được Nhà nước phong kiến sử dụng và khuyến khích phát triển tam giáo này không chỉ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau mà còn cạnh tranh với nhau để giành vị trí hàng đầu. Sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới kỷ nguyên độc lập dân tộc. Từ năm 938 đến đầu thế kỷ XI là thời kỳ đất nước ta đạt được sự ổn định về kinh tế chính trị văn hoá và thống nhất dân tộc - những tiền đề quan trọng tạo nên sự phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội thể hiện sức sống của dân tộc trong thời kỳ Lý - Trần. Trong thời kỳ này vấn đề phát triển kinh tế được nhà nước phong kiến đặc biệt quan tâm vì đó là cơ sở để ổn định tình hình chính trị - xã hội. Bằng các chính sách khác nhau nông nghiệp được đưa lên vị trí hàng đầu. Nông nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp nhiều nghề của nước ta được hình thành và phát triển như đồ gốm dệt gấm kiến trúc. Từ đó hình thành những trung tâm buôn bán lớn trong nước và ngoài nước như Thăng Long Vân Đồn. Trong giai đoạn này có thể nói bộ mặt kinh tế của nước Đại Việt đã phát triển với một sinh lực dồi dào và đạt đến trình độ khá cao 1 . Nhà nước trong thời kỳ này được tổ chức theo chế độ phong kiến trung ương tập quyền và quản lý nhà nước đã có sự phát triển về chất. Nhà Lý rồi nhà Trần đều ban bố các bộ luật. Thời kỳ này tăng lữ quý tộc là một tầng lớp đông đảo và có quyền lực đáng kể trong triều đình. Mặt khác do yêu cầu của lịch sử của thực tiễn đòi hỏi phải có một đội ngũ trí thức liên tục được bổ sung từ những người ngoài tông tộc để xây dựng chính quyền tầng lớp nho sinh ngày càng có vai

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.