Dasan Jeong Yak Young là một học giả nổi tiếng của Hàn Quốc cuối thời Joseon. Trước tình hình loạn lạc đương thời, Dasan đã tìm kiếm những cách thức tái lập thế giới nhân luân, ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Ông đã hướng sự phê phán của mình vào toàn bộ hệ thống học vấn đương thời, trong đó có cả tính lý học vốn đang là quan học, và tìm cách xây dựng hệ học vấn mới - vẫn dựa trên nền tảng Nho học nhưng đã có những cải biến căn. | NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG KHÁI NIỆM THIÊN CỦA DASAN JEONG YAK YOUNG Kim Sang Ho Dasan Jeong Yak Young là một học giả nổi tiếng của Hàn Quốc cuối thời Joseon. Trước tình hình loạn lạc đương thời Dasan đã tìm kiếm những cách thức tái lập thế giới nhân luân ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Ông đã hướng sự phê phán của mình vào toàn bộ hệ thống học vấn đương thời trong đó có cả tính lý học vốn đang là quan học và tìm cách xây dựng hệ học vấn mới - vẫn dựa trên nền tảng Nho học nhưng đã có những cải biến căn bản nhất là quan niệm mới mẻ của Dasan về Thiên . Dasan phê phán quan niệm Thiên của Chu Tử học đồng thời bổ sung ý nghĩa Thượng đế vào Thiên và hình thành khái niệm Thượng đế thiên . Trong đó Thượng đế là lực lượng siêu nhiên sinh thành và cai quản vạn vật là bản thể tuyệt đối và đầu tiên vượt ra ngoài tư duy thiên nhân hợp nhất truyền thống của phương Đông. Thượng đế và con người tương tác theo phương thức Thượng đế ra lệnh cho con người con người tuân theo mệnh lệnh của Thượng đế. Nội dung và mục đích của sự tương tác này chính là thực hiện nhân luân. Con người trong quá trình phục tùng mệnh lệnh của Thượng đế có thể kiến lập thế giới nhân luân và đưa xã hội trở lại vòng trật tự. Trong bất cứ thời đại nào khi những vấn đề hiện thực phát sinh con người luôn nỗ lực phân tích nguyên nhân và tìm hướng giải quyết chúng. Ở phương Đông phong kiến những vấn đề hiện thực điển hình chính là nỗi thống khổ của người dân do thiên tai do sự bóc lột bạo tàn của tầng lớp thống trị do sự xâm lược của các thế lực nước ngoài. Theo đó dù trong bất cứ vương triều phong kiến nào đối tượng phải chịu đựng những nỗi khổ luôn là dân chúng. Nguyên nhân của hiện tượng đó một phần là do tính bất biến của xã hội có giai cấp. Và đối tượng luôn tìm cách bảo vệ tính bất biến đó chính là Nho học - hệ tư tưởng thống trị của các thời đại phong kiến. Trong Nho học quan niệm nền tảng làm chỗ dựa cho tầng lớp thống trị chính là thiên - trời . Bởi từ thời Cổ đại người ta đã quan niệm rằng .