Bài viết phân tích những tư tưởng thực chứng lôgíc của trong “Luận văn lôgíc - triết học”. Theo , bản chất và cấu trúc của thế giới chính là thế giới ngôn ngữ được tạo nên từ các câu. Ông đã chia câu thành ba loại. Loại thứ nhất là các câu mô tả các sự kiện, có thể xác định được giá trị lôgíc (chân thực hay giả dối) của chúng. Loại thứ hai là các câu (mệnh đề) toán học và lôgíc học. Loại thứ ba là các câu triết học, mà theo , chúng vô. | NHỮNG TƯ TƯỞNG THỰC CHỨNG LÔGÍC CỦA TRONG LUẬN VĂN LÔGÍC - TRIẾT HỌC NGUYỄN GIA THƠ Bài viết phân tích những tư tưởng thực chứng lôgíc của L. Wittgenstein trong Luận văn lôgíc - triết học . Theo L. Wittgenstein bản chất và cấu trúc của thế giới chính là thế giới ngôn ngữ được tạo nên từ các câu. Ông đã chia câu thành ba loại. Loại thứ nhất là các câu mô tả các sự kiện có thể xác định được giá trị lôgíc chân thực hay giả dối của chúng. Loại thứ hai là các câu mệnh đề toán học và lôgíc học. Loại thứ ba là các câu triết học mà theo L. Wittgenstein chúng vô nghĩa. Nguyên nhân khiến chúng vô nghĩa là do các nhà triết học sử dụng sai chức năng của ngôn ngữ. Vì vậy nhiệm vụ của triết học chân chính như L. Wittgenstein quan niệm là phân tích ngôn ngữ. 1889 - 1951 nhà triết học Áo được mệnh danh là người cha tinh thần chân chính của chủ nghĩa thực chứng lôgíc. Tác phẩm Luận văn lôgíc - triết học của ông chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Trong tác phẩm này vấn đề đầu tiên mà ông đề cập đến là vấn đề bản chất cấu trúc của thế giới. Theo thế giới có cấu trúc nguyên tử và được cấu thành từ những sự kiện Thế giới là tất cả những gì đang diễn ra 1 là tổng thể các sự kiện mà không phải là các sự vật . Điều đó nói lên rằng thế giới vốn là những mối liên hệ của các sự vật. Tiếp theo ông viết Thế giới tự phân chia ra thành các sự kiện . Khái niệm sự kiện không được định nghĩa. Sự kiện theo cách hiểu chung đó là tất cả những cái xảy ra. Khái niệm sự kiện của được hiểu như sau sự kiện làm cho câu trở thành chân thực. Điều đó có nghĩa là khi muốn biết một câu nào đó là chân thực hay giả dối chúng ta phải tìm được sự kiện mà câu đó nói tới. Nếu có sự kiện như vậy thì câu đó là chân thực ngược lại nếu không có sự kiện như vậy thì câu đó là giả dối. Chủ nghĩa nguyên tử lôgíc của được xây dựng trên lập luận như vậy. Nhưng để hiểu sự kiện hoàn toàn không đơn giản ví dụ mệnh đề Tất cả mọi .