Bài viết so sánh diện mạo của “Luận ngữ” trong ba giai đoạn: giai đoạn đầu tiên với chủ thể so sánh là Khổng Tử trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc ở nước Lỗ cũng như những nước chư hầu khác, tức là thế kỷ IV – V trước CN., tiếp theo là Chu Hy trong giai đoạn Nam Tống sơ kỳ, tức là giữa thế kỷ XII – XIII của đế quốc Trung Hoa; cuối cùng là Phạm Lập Trai trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII ở Việt Nam | TRIẾT HỌC SÓ 11 222 THÁNG 11-2009 TỪ LUẬN NGỮ NGU ÁN XEM XÉT NHO HỌC NAM TRUYỀN VÀ SỰ THAY ĐỔI DIỆN MẠO CỦA NÓ CHU HỒNG NGUYÊN Bài viết so sánh diện mạo của Luận ngữ trong ba giai đoạn giai đoạn đầu tiên với chủ thể so sánh là Khổng Tử trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc ở nước Lỗ cũng như những nước chư hầu khác tức là thế kỷ IV - V trước CN. tiếp theo là Chu Hy trong giai đoạn Nam Tống sơ kỳ tức là giữa thế kỷ XII - XIII của đế quốc Trung Hoa cuối cùng là Phạm Lập Trai trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII ở Việt Nam. Bài viết cho rằng tuy sự sắp xếp biên soạn Luận ngữ của Phạm Lập Trai có nhiều điểm chưa rõ nhưng phong cách của ông thực sự là một bước đột phá rất đáng bàn trong việc chú giải Luận ngữ . Mở đầu Tư tưởng của Khổng Tử được học trò của ông chỉnh lý thành sách Luận ngữ. Trải qua 2500 năm đến nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại về cơ bản cuốn sách này vẫn giữ được nguyên dạng. Tuy nhiên trong quá trình lâu dài này cùng với sự biến đổi của thời đại của môi trường khách quan và quan niệm chủ quan sự chú thích và giải thích đối với Luận ngữ cũng thay đổi. Không chỉ vậy Luận ngữ đã từng bị soạn lại nhiều lần hoặc bị sáp nhập với việc biên soạn các tác phẩm khác. Đến thời Tống đặc biệt là thời kỳ giữa Bắc Tống và Nam Tống ở Trung Quốc lúc này một mặt kỹ thuật văn minh thịnh vượng thậm chí đến mức nổi bật trên toàn cầu mặt khác có dân tộc khác ở bên ngoài xâm nhập vào và Phật giáo ngày càng trở nên phổ biến. Trong khi đó nội bộ của triều đình đi vào giai đoạn quyền lực của hoàng tộc tăng 40 TỪ LUẬN NGỮ NGU ÁN XEM XÉT NHO HỌC NAM TRUYỀN. nhanh các môn phái kiềm chế lẫn nhau thư sinh có thể thảo luận chính trị không cần kiêng dè. Trong môi trường này phong khí dạy học tự do được cổ vũ và phổ biến. Phiên bản của Luận ngữ cũng bắt đầu đa dạng hơn. Sống trong môi trường thuận lợi đó lấy đế vương chuyên chế làm chỗ đứng tư tưởng cơ bản Chu Hy đã chỉnh lý một cách khá đầy đủ Luận ngữ. Công việc này của Chu Hy có