Đề tài triết học " TƯ TƯỞNG LUÂN LÝ MỚI CỦA CÁC NHÀ NHO DUY TÂN TRONG TÂN ĐÍNH LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ "

Bài viết trình bày và phân tích những tư tưởng luân lý mới của các nhà Nho duy tân trong Tân đính luân lý giáo khoa thư. Qua những nội dung chính trong sáu trên tổng số bảy chương của cuốn sách, tác giả bài viết chỉ ra rằng, các nhà Nho duy tân của Tân đính luân lý giáo khoa thư đã phá vỡ giới hạn chật hẹp của hệ thống luân lý truyền thống Nho gia, đưa vào đó những nội dung luân lý rộng hơn, phong phú và mới mẻ hơn với một trật tự và sự. | TƯ TƯỞNG LUÂN LÝ MỚI CỦA CÁC NHÀ NHO DUY TÂN TRONG TÂN ĐÍNH LUÂN LÝ GIÁO KHOA THƯ NGUYỄN KIM SƠN Bài viết trình bày và phân tích những tư tưởng luân lý mới của các nhà Nho duy tân trong Tân đính luân lý giáo khoa thư. Qua những nội dung chính trong sáu trên tổng số bảy chương của cuốn sách tác giả bài viết chỉ ra rằng các nhà Nho duy tân của Tân đính luân lý giáo khoa thư đã phá vỡ giới hạn chật hẹp của hệ thống luân lý truyền thống Nho gia đưa vào đó những nội dung luân lý rộng hơn phong phú và mới mẻ hơn với một trật tự và sự kiến giải khác nhằm góp phần khích động tự hào và tự tôn dân tộc chấn hưng dân trí dân khí. Song các nhà Nho duy tân vẫn bàn về luân lý mới với cách thức tư duy cũ về luân lý và do đó cái mới trong Tân đính luân lý giáo khoa thư không đầy đủ và không triệt để. 1. Dần nhập Tân đính luân lý giáo khoa thư là một cuốn sách giáo khoa dạy luân lý của Đông Kinh Nghĩa thục được biên soạn khắc in phát hành phục vụ việc giảng dạy trong nhà trường. Văn bản được viết bằng chữ Hán gồm 36 tờ mỗi tờ 2 mặt tổng cộng 72 trang. Sách in theo cột dọc tương tự như các văn bản Hán văn truyền thống. Đây là một cuốn sách giáo khoa quan trọng của Đông Kinh Nghĩa thục do nhóm các nhà Nho phụ trách việc giảng dạy trong nhà trường biên soạn. Văn bản này được tìm thấy trong Hồ sơ số 2629 tại Toà công sứ tỉnh Nam Định với tiêu đề Các bài văn đả kích và các bài nhục mạ Chính phủ bảo hộ Pháp năm 1907 - 1908 . Tài liệu này hiện được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I - Hà Nội. Năm 1997 cuốn sách được Vũ Văn Sạch dịch ra chữ quốc ngữ và được Nhà xuất bản Văn hoá phối hợp với Cục lưu trữ nhà nước Việt Nam Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp xuất bản. Việc soạn sách giáo khoa ở mỗi thời kỳ đều thể hiện tư tưởng nhận thức sự lựa chọn giá trị định hướng giá trị của người soạn ở thời điểm đó. Đông Kinh Nghĩa thục không chỉ là một trường tư thục mà còn là một phong trào dân tộc phong trào cải cách duy tân chính trị xã hội và văn hoá là một khâu quan trọng trong toàn bộ các hoạt động

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.