Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ sử lớn của Việt Nam, ghi chép lại những sự kiện lịch sử của gần 3000 năm (từ thời Hồng Bàng đến năm 1675). Đây cũng chính là kho dẫn chứng dồi dào cho vấn đề dân sinh của bài viết này. Trong bài viết này vấn đề dân sinh được tác giả xem xét trong 3 lĩnh vực: đời sống sản xuất vật chất, chính trị xã hội và đời sống tinh thần của xã hội | VẤN ĐỀ DÂN SINH TRONG ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA NÓ TRẦN NGUYÊN VIỆT Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ sử lớn của Việt Nam ghi chép lại những sự kiện lịch sử của gần 3000 năm từ thời Hồng Bàng đến năm 1675 . Đây cũng chính là kho dẫn chứng dồi dào cho vấn đề dân sinh của bài viết này. Trong bài viết này vấn đề dân sinh được tác giả xem xét trong ba lĩnh vực đời sống sản xuất vật chất xã hội chính trị - xã hội và đời sống tinh thần của xã hội. Theo tác giả nhiều triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam đã ban hành và thực thi các chính sách dân sinh và an sinh xã hội thậm chí khái niệm dân sinh cũng đã xuất hiện trong bộ sử ký này. Cuối cùng tác giả chỉ ra bài học quý giá từ vấn đề dân sinh trong lịch sử đối với giai đoạn phát triển hiện nay ở Việt Nam. Vấn đề dân sinh trong lịch sử phát triển của nhân loại về thực chất là vấn đề chính trị được đại đa số các quốc gia trên thế giới quan tâm. Tuy nhiên việc giải quyết vấn đề này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trước hết là chủ trương và chính sách của giai cấp thống trị sau đó đến các tổ chức xã hội khác hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau tạo thành chỉnh thể của một quốc gia. Xét về lôgíc hình thái khái niệm dân sinh có nội hàm rộng hơn khái niệm an sinh xã hội bởi khái niệm thứ hai mang tính cấp thiết nhất thời nó được dùng để chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình bằng một loạt những biện pháp công cộng nhằm chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau thai sản tai nạn lao động thất nghiệp tàn tật tuổi già . Khái niệm dân sinh bao hàm không chỉ những vấn đề của an sinh xã hội mà còn cả vấn đề bảo vệ sự ổn định đời sống lâu dài của nhân dân thông qua những chính sách chủ trương được luật pháp hóa. Xuất phát từ tính cấp thiết mà Đảng và Chính phủ ta đặt ra hiện nay về vấn đề tam nông nông dân nông nghiệp và nông thôn chúng tôi muốn truy xét vấn đề dân sinh theo dòng lịch sử xem nó đã từng được các triều đại phong