Luận giải quan niệm của Hêghen về “tha hoá” trong “Hiện tượng học tinh thần” theo các cách tiếp cận triết học, nhận thức luận, xã hội học và lịch sử văn hoá, trong bài viết này, các tác giả không chỉ làm rõ quan niệm của Hêghen về “tha hoá” với tư cách một phạm trù mang tính hệ thống và năng động, về tiến trình biện chứng của sự tha hoá và sự “vượt bỏ”, mà còn bước đầu chỉ ra những hạn chế trong quan niệm của ông | VẤN ĐỀ THA HOÁ TRONG HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN CỦA HÊGHEN NGUYỄN ANH TUẤN NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Luận giải quan niệm của Hêghen về tha hoa trong Hiện tượng học tinh thần theo các cách tiếp cận triết học nhận thức luận xã hội học và lịch sử văn hoá trong bài viết này các tác giả không chỉ làm rõ quan niệm của Hêghen về tha hoá với tư cách một phạm trù mang tính hệ thống và năng động về tiến trình biện chứng của sự tha hoá và sự vượt bỏ mà còn bước đầu chỉ ra những hạn chế trong quan niệm của ông. Trước đây trong nghiên cứu lịch sử triết học thường có ý kiến không đúng rằng dường như đã lấy phạm trù tha hoá cùng toàn bộ nội hàm của nó từ triết học Hêghen và dường như phạm trù đó chỉ là sản phẩm của sự tư biện duy tâm. Thực ra phạm trù đó bắt đầu hình thành không phải trên cơ sở duy tâm trừu tượng mà trên nền hệ vấn đề chính trị - xã hội về sở hữu và nhà nước ngay từ trong các tác phẩm của một số nhà triết học duy vật Pháp thế kỷ XVII - XVIII nhất là trong suy tư của các nhà lý luận Khế ước xã hội . Đấu tranh giai cấp ở thời kỳ cách mạng tư sản Anh và Pháp đã là cái kích thích các nhà triết học bắt tay xây dựng khái niệm tha hoá . đã không xa lạ gì với những thành quả tư tưởng của thời đại đó và xa hơn cả với những khái niệm đã có trước tha hoá . Ở đây chúng tôi không nói đến thuật ngữ tha hoá trong các nghĩa khác nhau đã khởi nguồn từ thời Trung cổ còn những từ gần xa giống với nó thậm chí đã có ở thời Cổ đại. Dưới dạng rõ ràng hơn khái niệm tha hoá phát sinh vào thế kỷ XVII như một xung lực lý luận trong học thuyết của Hốpxơ Nhà nước nảy sinh nhờ khế ước xã hội giữa các công dân nhưng sự tha hoá pháp quyền và ý nguyện của các công dân đã biến họ thành công cụ cho ý chí riêng của nó . các thần dân của vua không thể thiếu sự cho phép của ngài mà dám lật nhào chế độ quân chủ 1 . Tư tưởng về tha hoá tiếp tục được Rútxô và các nhà hoạt động xã hội Pháp thế kỷ XVIII hiểu như tình huống xã hội đặc thù Kết quả hoạt động của con người trở thành sức mạnh thống trị