Với nhận định rằng, các tư tưởng cải cách trong lịch sử dân tộc có những giá trị thời đại nhất định và do đó, có mối liên hệ biện chứng với sự phát triển của Việt Nam hiện nay, tác giả đã khảo cứu tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ trên 4 phương diện: 1. Tư duy chính trị mới; 2. Tư duy ngoại giao mới; 3. Tư duy văn hoá - giáo dục mới; 4. Tư duy kinh tế mới. Sau sự khảo cứu có so sánh với hiện tại đó, tác giả khẳng định những. | VỀ NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ LÊ THỊ LAN Với nhận định rằng các tư tưởng cải cách trong lịch sử dân tộc có những giá trị thời đại nhất định và do đó có mối liên hệ biện chứng với sự phát triển của Việt Nam hiện nay tác giả đã khảo cứu tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ trên 4 phương diện 1. Tư duy chính trị mới 2. Tư duy ngoại giao mới 3. Tư duy văn hoá - giáo dục mới 4. Tư duy kinh tế mới. Sau sự khảo cứu có so sánh với hiện tại đó tác giả khẳng định những đóng góp và sức sống của những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Công cuộc đổi mới đất nước đã đi được chặng đường 22 năm. Rất nhiều thành tựu về kinh tế xã hội văn hoá giáo dục đạt được sau khoảng thời gian này đã khẳng định tính đúng đắn không thể đảo ngược của con đường phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời nhiều vấn đề bất cập tiêu cực mặt trái cũng đã xuất hiện và bộc lộ ngày càng rõ nét cản trở quá trình xây dựng phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Thực tiễn này đòi hỏi giới lý luận phải có những nghiên cứu tổng kết đánh giá khách quan nhằm một mặt khắc phục điều chỉnh những bất cập hạn chế nảy sinh trong quá trình quản lý điều hành công cuộc đổi mới mặt khác xây dựng và hoàn thiện lý luận phát triển của Việt Nam trong thời đại mới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu tổng kết thành tựu hơn 20 năm đổi mới đất nước. Tuy nhiên những đánh giá tổng kết đó còn chưa đầy đủ. Trong những nghiên cứu đánh giá này việc rà soát lại các giá trị tư tưởng cải cách trong lịch sử dân tộc xem xét những kết quả và bài học kinh nghiệm đổi mới của quá khứ nhằm khẳng định cơ sở lý luận nền tảng của việc xây dựng và hoàn chỉnh lý luận phát triển của dân tộc trong thời đại ngày nay là một điều không thể bỏ qua bởi sự tương tác biện chứng không thể phủ nhận giữa truyền thống và hiện đại. Trong các tư tưởng cải cách đó rất đáng kể là tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường .