Viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn là tình trạng viêm nội tâm mạc có loét và sùi, thường xảy ra(nhưng không phải bắt buộc) trên một nội tâm mạc đã có tổn thương bẩm sinh hoặc mắc phải từ Những đặc tính của bệnh đã được xác định nhờ các công trình nghiên của của Jaccoud, Osler và Schottmuller. Vì vậy bệnh có khi còn được gọi là bệnh Jaccound –Osler. | Viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn 1. Đại cương - Viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn là tình trạng viêm nội tâm mạc có loét và sùi thường xảy ra nhưng không phải bắt buộc trên một nội tâm mạc đã có tổn thương bẩm sinh hoặc mắc phải từ trước. - Những đặc tính của bệnh đã được xác định nhờ các công trình nghiên của của Jaccoud Osler và Schottmuller. Vì vậy bệnh có khi còn được gọi là bệnh Jaccound -Osler. Sau này Vaquez và Debre rồi tiếp đó là Gross và Friedberg không những đã chỉ rõ thâm những đặc tính bệnh học kinh điển của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà còn đối chiếu phân biệt những thể nguyên phát cấp tính với những thể bán cấp. về mặt sinh lý bệnh gần đây người ta có nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của những hiện tượng miễn dịch sự có mặt của kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh là xuất phát điểm của phản ứng kháng nguyên- kháng thể làm kết tụ các tiểu cầu đồng thời dẫn đến những hiện tượng viêm ở nội tâm mạc. Những hiện tượng miễn dịch này có thể sẽ gây ra những biểu hiện ở ngoài da ở khớp và ở thận. Những công trình nghiên cứu gần đây còn tập trung nghiên cứu về mặt vi khuẩn của bệnh về các thể thứ phát sau phẫu thuật tim về những đóng góp của phương pháp siêu âm tim trong việc chẩn đoán bệnh và nhất là các loại kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn mạnh. 2. Nguyên nhân Vi khuẩn gây bệnh Trong đa số trường hợp vi khuẩn gây bệnh là liên cầu khuẩn - Theo kinh điển đó là loại viridans. Tuy nhiên trên thực tế tính đặc hiệu của viridans không còn được chấp nhận nữa. Viêm nội tâm mạc bán cấp còn có thể do nhiều loại vi khuẩn khác gây nên. Nghiên cứu sâu về mặt vi khuẩn người ta không những đã phân biệt được nhiều loại liên cầu khuẩn theo mức độ gây tan huyết mà còn phân lập được các nhóm A B C và G nhạy cảm với Penicillin và các nhóm H K và N đòi hỏi những liên Penicillin rất cao. Riêng tràng cầu khuẩn Streptococcus fecalis còn được gọi là liên cầu khuẩn D là một loại vi khuẩn thường gặp trong bệnh Osler lại ít nhạy cả với Penicillin trong những liều thông

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.