Một vài suy nghĩ về chính sách đối ngoại của triều Nguyễn nữa đầu thế kỉ XIX

Trong quan hệ đối ngoại nửa đầu thế kỷ XIX, nhà Nguy ễn ph ải đối phó với 3 đối tượng: Trung Quốc, các nước láng giềng ở Đông Nam Á (cụ thể là Lào, Miên và Xiên Là) và các nước phương Tây | Từ nửa sau thế kỷ XVIII, chủ nghĩa tư bản Tây Âu đã chuyển từ giai đoạn tích luỹ nguyên thuỷ sang giai đoạn công nghiệp. Chủ nghĩa tư bản được củng cố ngày càng vững chắc cả trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng (cách mạng công nghiệp) và kiến trúc thượng tầng, sau những thắng lợi của một loạt cách mạng tư sản. Đáng chú ý là xu hướng xây dựng nhà nước Pháp quyền được đẩy mạnh, mà biểu hiện cụ thể là đạo luật về các quyền (1689) của Anh, Hiến pháp 1776 của Hoa Kỳ, Hiến pháp 1792 của Pháp và bộ luật Napoléon, một loạt bộ luật về lao động và thương mại đại hàng hải của Anh trong các thế kỷ XVII – XVIII. Hoạt động quốc tế của chủ nghĩa tư bản phương Tây vừa được đẩy mạnh ở Viễn Đông, vừa được hướng theo xu hướng pháp chế hoá. Các đại biểu của phương Tây muốn quan hệ giữa họ và các nước phương Đông trong mọi lĩnh vực (ngoại giao, thương mại, tôn giáo ) được đặt trên nền tảng pháp lý vững vàng, nghĩa là trên cơ sở của những văn kiện ngoại giao cấp quốc gia có giá trị lâu dài. Rõ ràng là chủ nghĩa tư bản công nghiệp Âu Tây đang rất cần một thị trường tiêu thụ hàng hoá và cung cấp nguyên vật liệu ổn định. Nhu cầu này phải được thoả mãn bằng mọi cách. Nếu không mang lại kết quả, thì phương sách ngoạI giao tất phải nhường bước cho bạo lực quân sự.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
56    69    1    03-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.