LUẬT ĐO LƯỜNG | QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số 04 2011 QH13 Hà Nội ngày 11 tháng 11 năm 2011 LUẬT ĐO LƯỜNG Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51 2001 QH10 Quốc hội ban hành Luật đo lường Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về hoạt động đo lường quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động đo lường. Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với tổ chức cá nhân tham gia hoạt động đo lường tại Việt Nam. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau 1. Đo lường là việc xác định duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo. 2. Hoạt động đo lường là việc thiết lập sử dụng đơn vị đo chuẩn đo lường sản xuất kinh doanh sử dụng phương tiện đo chuẩn đo lường kiểm định hiệu chuẩn thử nghiệm phương tiện đo chuẩn đo lường thực hiện phép đo định lượng đối với hàng đóng gói sẵn quản lý về đo lường thông tin đào tạo tư vấn nghiên cứu khoa học ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường. 3. Hệ đơn vị đo quốc tế viết tắt theo thông lệ quốc tế là SI là hệ thống đơn vị đo có tên gọi ký hiệu và quy tắc thiết lập các đơn vị ước bội cùng với quy tắc sử dụng chúng được Đại hội cân đo quốc tế chấp thuận. 4. Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác. Chất chuẩn là một loại chuẩn đo lường đặc biệt có độ đồng nhất và ổn định nhất định đối với một hoặc một số thuộc tính. Chất chuẩn được sử dụng để hiệu chuẩn kiểm định thiết bị phương tiện đo đánh giá phương pháp đo hoặc để xác định giá trị về thành phần tính chất của vật liệu hoặc chất khác. 5. Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo. 6. Phép đo là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo. 7. Hàng đóng gói sẵn theo định lượng sau đây gọi là hàng đóng gói sẵn là hàng hóa được .