Làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được s ản xuất t ại làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà N | Từ xưa, dân Bát Tràng đã sống và phát triển bằng nghề gốm sứ. Đất sét để làm đồ gốm, người Bát Tràng phải mua từ làng Cổ Điển bên Vĩnh Phú, hoặc mua từ làng Dâu bên Bắc Ninh. Hàng gốm Bát Tràng thời kỳ đầu là đồ gốm trắng, mãi sau mới chuyển sang làm đồ đàn. Gốm đàn là loại gốm "xương" đỏ, miệng loe, mỏng và thấp. Nghĩa là người thợ làm "xương" gốm bằng đất đỏ, rồi mới lót một lượt đất trắng mỏng ra ngoài. Quy trình gia công này có công đoạn phải đàn cho "xương" và "da" gốm mỏng ra, do vậy mới gọi là đồ đàn. Đất đỏ làm đồ đàn phải mua từ Hồ Lao, Hồ Lễ bên Hải Dương hoặc mua của Thổ Hà bên Bắc Ninh. Lò đàn của Bát Tràng truyền thống làm theo cấu trúc dưới vuông trên cuốn. Khi đưa đồ vào nung phải xếp trong những bao thơi. Bao thơi là 4 viện gạch vuông cỡ lớn, rộng chừng 33cm, dày 8 đến 9cm, ghép lại thành hình hộp, trong lòng vừa đặt 4 cọc bát hoặc những đồ khác tương đương. Các bao thơi chứa đồ gốm bên trong được xếp vào lò, chồng lên nhau từ thấp lên cao. Mỗi mẻ lò nung được hàng trăm ngàn bát đĩa. Gạch làm bao thơi sau mỗi lần dùng, nếu không vỡ, sẽ được dùng tiếp cho lần sau. Bởi thế mà độ già, độ rắn chắc của gạch này rất cao, chất lượng tuyệt tốt, nên người tứ xứ ưa mua loại gạch này về để xây cất. Người xưa hay dùng nó để xây nhà, lát sân, xây mộ, xây giếng. Từ đó mà có câu ca : Anh mua về gạch Bát Tràng - Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.