Phanh má là hệ thống phanh sử dụng các má phanh áp vào các đĩa phanh gây ra lực ma sát giúp cản chuyển động lại, má phanh có thể làm bằng nhiều loại vật liệu, có thể bằng gỗ, bằng gang hoặc có thể bằng gốm | 1. Thế nào là phanh má? Phanh đai? Phanh côn? Phanh đĩa? Phanh cơ? Phanh điện? Phanh thủy lực? Phanh khí nén? Lấy ví dụ? Trả lời: Phanh má: là hệ thống phanh sử dụng các má phanh áp vào các đĩa phanh gây ra lực ma sát giúp cản chuyển động lại. má phanh có thể làm bằng nhiều loại vật liệu, có thể bằng gỗ, bằng gang hoặc có thể bằng gốm. Phanh má có vật liệu làm bằng gốm rất đắt nên chủ yếu được dùng trong các xe thể thao. Ví dụ được dùng ở nhiều loại máy móc như ôtô, xe máy, xe đạp. Phanh đai: gồm một đai thép không quay bao quanh đĩa bánh với góc - Lực tạo ra nhờ ma sát giữa đai và bánh phanh, người ta gắn lên đai thép một lớp lót bằng gỗ, da hoặc amiang. - Lực đóng phanh là lực lò xo, đối trọng hoặc sử dụng sức người. Lực mở phanh là lực hút nam châm điện hoặc lực dẫn động bằng thủy lực, khí nén. - VD: phanh đai thường được sử dụng trong các máy nâng chuyển thậm chí còn được thiết kế trong hộp số, trong phanh đai ở xe đạp. Phanh đĩa: một bộ phanh đĩa thông thường bao gồm: đĩa phanh, má phanh, piston, ống dầu, khay chứa dầu có vạch báo lượng dầu. Bộ phanh đĩa có nguyên lý hoạt động khép kín giữa các bộ phận với nhau. Nó dùng lực nén của dầu từ khay dầu qua ống dẫn xuống piston để tác động vào má phanh, tác động trực tiếp lên đĩa phanh. - Ví dụ: phanh đĩa thường được dùng cho một số loại xe như xe máy, ô tô . . Phanh thủy lực: cấu tạo tổng quát của loại này là một bộ xi-lanh phanh tổng. Trên nó là bình dầu phanh, tiếp đến là van phân phối sau đó là các ống dẫn dầu phanh, sau nữa là phanh cân bằng áp suất rồi đến các xilanh con tại các bánh xe. Dầu phanh sẽ được đổ đầy trong các đường ống và trong các khoảng trống trong xi lanh phanh tổng cũng như các xi lanh con. Khi hệ thống phanh làm việc tức là khi ta đạp phanh thì lực bàn đạp sẽ truyền lực lên máng của bộ trợ lực chân không và đẩy piston trong xi-lanh chính nén dầu và truyền lực đến các xi-lanh phanh con và đẩy các má phanh ép sát vào đĩa phanh bánh tạo nên tác dụng phanh. Nói cách khác là lực đạp phanh sẽ tạo nên áp lực dầu trong đường ống dẫn để điều khiển xi-lanh phanh con tại các bánh xe hoạt động để đẩy má phanh ép sát lên đĩa phanh. - Ví dụ: thường dùng cho các loại ô tô nhỏ như xe con, xe du lịch. Phanh cơ là hệ thống phanh nói chung hoạt đông bằng các tác động cơ học thông qua các tay truyền, dây cáp để tác động tới má phanh. - Ví dụ: trên các ô tô, xe máy, xe đạp đều có loại phanh này. Phanh khí nén: sử dụng van 3 ngả , hoạt động như sau: - Nạp khí: hệ thống cần nạp đầy khí nén thì mới có thể hoạt động (nhả phanh). Nghĩa là khi xe không hoạt động, thì phanh luôn ở trạng thái đóng chỉ khi áp xuất trong hệ thống đạt mức thích hợp thì cơ cấu phanh dừn mới thôi tác dung và xe sẵn sàng hoạt động. - Tác dụng phanh: khi đạp phanh thì áp suất trong hệ thống phanh sẽ giảm xuống. Khi lượng khí trong hệ thống phanh giảm thì van 3 ngả sẽ cho phép hồi khí về bình chứa thồng thời cơ cấu thực hiện chức năng phanh. - Nhả phanh: sau khi thực hiện động tác phanh thì một lượng khí nén sẽ xả ra ngoài bình chứa qua van 3 ngả vào hệ thống), sau đó áp suất trong hệ thống được tăng để nhả phanh. - Ưu điểm của phanh khí nén so với phanh má là: khi 1 lượng khí nén bị tràn ra ngoài thì phanh sẽ tự động đóng lại, còn với phanh đĩa thì đây là 1 thảm họa. - Ví dụ: phanh khí nén thường được sử dụng trong xe buýt, tàu hỏa, và xe chở contenner Phanh điện: là hệ thống phanh sử dụng điện để tạo ra các lực từ giúp đóng – mở các cơ cấu phanh để tạo lực dùng xe. - Chỉ cần một lực đạp phanh rất nhỏ coi như 1 tín hiệu điều khiển truyền xung điện đến bộ vi xử lý để điều khiển quá trình phanh. - Phanh điện thường được sử dụng trong các xe con đắt tiền.