Toàn cầu hoá có nhiều ý nghĩa khác nhau với nhiều người. Toàn cầu hoá không phải giản đơn là sự di chuyển dễ dàng hàng hoá, công việc và vốn liếng qua các biên giới nhưng còn bao gồm cả những hợp phần văn hoá, môi trường và chính trị | -thương mãi không cân bằng: mỗi năm, các nước chậm phát triển phải nhập cảng phân bón, thuốc men với giá cao hơn, nhưng bán nông phẩm như gạo, như cà phê với giá rẽ hơn. Như những trận mưa rào đôla nông nghiệp, các nước phát triển nghĩa là thuộc OCDE (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) trợ cấp hàng trăm tỷ đôla mỗi năm,-xem như 1 tỷ đô la mỗi ngày- cho nông dân để họ sản xuất thực phẩm với giá phải chăng và để họ có mức sống tương đương mức sống ở thành thị. Trợ cấp dưới nhiều hình thức như cho vay lãi xuất rẽ, bớt thuế, khảo cứu nông nghiệp . Nhật Bản và Đại Hàn muốn bảo vệ sản xuất gạo trong nước bằng cách đánh thuế cao trên gạo nhập cảng. Hai nước này trợ cấp cho nông dân rất nhiều, nhất là gạo: cứ 1 đôla gạo sản xuất ra trong nước thì phải trợ cấp 80 cents cho nông dân. Pháp, Mỹ, Thụy sĩ . đều trợ cấp cho nông dân. Vì vậy, các nước này thặng dư lương thực, thặng dư sữa, thặng dư bơ, thặng dư dầu ăn, thặng dư lúa mì, thặng dư đậu nành, bắp., nên họ phải bán rẽ hay cho không các nước, đặc biệt là Phi châu. Nông dân Phi Châu phải ra thành thị, tạo thêm thất nghiệp và kéo theo bất ổn chính trị. Các nước chậm mở mang, muốn có ngoại tệ lại xuất cảng lương thực cho các nước Tây phương, dù trong nước dân ăn chưa đủ no. Ví dụ: Việt Nam xuất cảng gạo nhưng các vùng xa, vùng sâu là địa bàn cư trú người sắc tộc miền núi non còn chưa đủ no. Ấn Độ cũng là nước xuất cảng gạo nhưng gần 260 triệu dân còn bấp bênh lương thực (tạp chí Le Courrier số 197 Mars/Avril 2003). Thực vậy, vấn đề nông nghiệp chính là vấn đề gay cấn nhất trong các đàm phán tương lai, đặc biệt là ở hội nghị thương mãi họp ở Cancun (Mexico) vì lập trường khác biệt giữa các xứ: