Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, giáo dục và đào tạo đã được chúng ta xây dựng là quốc sách hàng đầu để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. | Qua bảng trên có thể nhận thấy rằng, sự đánh giá kết quả học tập của học sinh chỉ mang tính hình thức. Trong khi ngay cả nội dung cơ bản của môn học học sinh cũng không nắm được mà mặt bằng kết quả học tập thì lại rất cao. Ở cả bốn trường chúng ta đều thấy phần đa là học sinh đạt học lực khá trở lên. Cụ thể là: trường DL Nguyễn Bỉnh Khiêm với học sinh xếp loại khá trở lên, trường THPT Cầu Giấy là và trường THPT Chuyên – ĐHSP lớn nhất là . Phần tỷ lệ nhỏ còn lại là trung bình, yếu và kém. Tuy nhiên tỷ lệ yếu và kém chiếm rất ít, không đáng kể, chỉ có xếp loại kém ở trường DL Nguyễn Bỉnh Khiêm, không có loại yếu, hai trường THPT Cầu Giấy và Chuyên – ĐHSP đều chiếm học sinh xếp loại yếu và không có xếp loại kém. Ở đây có sự khác biệt tương đối nhiều giữa các trường với nhau trong việc xếp loại học sinh, Khảo sát trên ba trường có đặc điểm khác nhau nên chúng tôi cũng thu được những kết quả khác nhau. Sự khác nhau thể hiện rõ ở tỷ lệ học sinh đạt loại xuất sắc đó là trường DL nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ có , lớn hơn nữa là trường THPT Cầu Giấy với , đặc biệt có sự chênh lệch lớn giữa các trường này với trường Chuyên – ĐHSP có tới đạt loại xuất sắc. Xếp loại giỏi cũng có sự chênh lệch giữa các trường, thấp nhất là trường DL Nguyễn Bỉnh Khiêm với , sau là trường THPT Cầu Giấy với và cuối cùng cao nhất là trường Chuyên – ĐHSP với . Như vậy số học sinh đạt loại giỏi và xuất sắc thì ở trường THPT chuyên chiếm rất cao và cao hơn hai trường còn lại, điều này cho thấy ở những trường chuyên, môn GDCD bị “đối xử ” còn kém hơn các trường quốc lập và dân lập. Học sinh trường chuyên luôn chỉ chú ý đến học các môn chuyên của họ, thầy cô dạy GDCD thì cũng “dạy cho hết chương trình” chứ không chú ý đến chất lượng môn học. Do môn GDCD cũng không có vị trí gì trong các kỳ thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng học sinh thì “chểnh mảng”, giáo viên hầu hết chỉ “cho điểm” học sinh để hoàn thành môn học, để đủ điều kiện thi tốt nghiệp và đại học. Đây chính là tình trạng “học giả, điểm giả” mà chúng tôi muốn đưa ra để từng bước loại bỏ. Hiện nay, cần phải học thật, thi thật mới có thể nâng cao được chất lượng môn học, thúc đẩy ý thức tự học của học sinh và nhận thức đúng đắn của các em về môn học này.