Lúc khởi đầu thì nhiệt động lực học là khoa học nghiên cứu về sự chuyển hoá nhiệt thành công. Tuy nhiên, vì các định luật cơ bản của nhiệt động lực học có bản chất rất tổng quát, nên sau đó các phương pháp nhiệt động lực học cũng được dùng để nghiên cứu hàng loạt các hiện tượng vật lý và hoá học khác nhau. Các phương pháp đó đều dùng các thế nhiệt động mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài này. | Generated by Foxit PDF Creator Foxit Software http For evaluation only. 1 Thế nhiệt động THẾ NHIỆT ĐỘNG Biên soạn Lê Quang Nguyên Lúc khởi đầu thì nhiệt động lực học là khoa học nghiên cứu về sự chuyển hoá nhiệt thành công. Tuy nhiên vì các định luật cơ bản của nhiệt động lực học có bản chất rất tổng quát nên sau đó các phương pháp nhiệt động lực học cũng được dùng để nghiên cứu hàng loạt các hiện tượng vật lý và hoá học khác nhau. Các phương pháp đó đều dùng các thế nhiệt động mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài này. Trong số các hiện tượng hoá lý được nghiên cứu rất thành công bằng phương pháp thế nhiệt động ta có thể kể Sự thay đổi trạng thái của các chất tinh khiết Sự chuyển pha sắt từ-thuận từ dẫn điện-siêu dẫn . Sự thay đổi trạng thái của các hỗn hợp hai thành phần Phản ứng hoá học trạng thái cân bằng và chuyển dời Phản ứng điện hóa pin chất điện phân . 1. NHẮC LẠI CÁC ĐỊNH LUẬT NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC ĐỊNH LUẬT THỨ NHẤT CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Định luật thứ nhất của nhiệt động lực học thực định luật 1 chất là định luật bảo toàn năng lượng áp dụng cho các hệ thống có trao đổi nhiệt với môi trường chung quanh. Có thể hiểu định luật 1 một cách dễ dàng mà chỉ dựa vào trực giác vật lý. Thật vậy năng lượng bên trong nội năng của một hệ thay đổi là nhờ hệ đó trao đổi nhiệt và công với môi trường chung quanh. Nếu hệ thu nhận nhiệt hay công thì nội năng của nó phải tăng lên. Ngược lại nội năng hệ sẽ giảm đi khi hệ tỏa nhiệt hay thực hiện công. Do năng lượng được bảo toàn nghĩa là không thể tự nhiên sinh ra hay mất đi ta phải có Độ tăng nội năng Nhiệt Công nhận được hay Độ giảm nội năng Nhiệt Công mất đi Một cách tổng quát ta có thể viết NU Q A Trong đó AU là độ biến thiên nội năng của hệ đang xét Q và A là nhiệt và công mà hệ trao đổi với môi trường ngoài. Để cho hệ thức trên mang tính tổng quát người ta quy ước Q và A là các số đại số Q 0 nếu hệ nhận nhiệt Q 0 nếu hệ toả nhiệt A 0 nếu hệ nhận công A 0 nếu hệ thực hiện công. Khi hệ thống trải