Cây cỏ ngọt hay “chất ngọt hoàng gia”

Trong thiên nhiên có nhiều loại cây cho ta dạng đường năng lượng thấp, có độ ngọt cao gấp hàng trăm lần đường saccaroza (loại đường mía có nhiều ở thị trường). Nhưng vì có những khó khăn về thu hái, chế biến hay độc tố trong các sản phẩm từ những loại cây này nên việc sử dụng chúng như là một chất thay thế đường còn bị hạn chế. Cây cỏ ngọt (còn gọi là cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt, trạch lan) là một trong nhóm cây này được quan tâm phát triển. Đường từ cây cỏ. | Cây cỏ ngọt hay chất ngọt hoàng gia Trong thiên nhiên có nhiều loại cây cho ta dạng đường năng lượng thấp có độ ngọt cao gấp hàng trăm lần đường saccaroza loại đường mía có nhiều ở thị trường . Nhưng vì có những khó khăn về thu hái chế biến hay độc tố trong các sản phẩm từ những loại cây này nên việc sử dụng chúng như là một chất thay thế đường còn bị hạn chế. Cây cỏ ngọt còn gọi là cỏ mật cỏ đường cúc ngọt trạch lan là một trong nhóm cây này được quan tâm phát triển. Đường từ cây cỏ ngọt Từ năm 1908 cỏ ngọt đã được biết đến. Hai nhà khoa học Reseback 1908 và Dieterich 1909 đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Đến năm 1931 Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là Steviozit chất ngọt cơ bản tạo nên độ ngọt ở loại cây này. Chất này sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza ít năng lượng không lên men không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng. Đặc tính quan trọng của các glucozit này là có thể làm ngọt các loại thức ăn và đồ uống mà không gây độc hại cho người không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp năng suất cao công nghệ thu hái chế biến đơn giản. Cần lưu ý khối lượng thân lá và chất lượng cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kỳ trước khi nở hoa tức là nên thu hoạch ở giai đoạn hình thành nụ chú ý không để cây ra hoa mới thu hái. Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay ngày nay nhiều nước trên thế giới đã và đang phát triển sử dụng cây cỏ ngọt trong đời sống hàng ngày. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20 người dân Paraguay đã biết sử dụng cỏ ngọt như một loại nước giải khát đến những năm 70 cỏ ngọt đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản Trung Quốc Đài Loan Hàn Quốc và nhiều nước ở Đông Nam Á. Ví dụ Năm 1987 sản xuất và sử dụng lá cỏ ngọt ở Nhật Bản là 200 tấn ở Đài Loan 200 tấn và Trung Quốc là tấn. Ở Việt Nam từ tháng 8 năm 1988 cây cỏ ngọt đã được nhập và trồng ở nhiều vùng như

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.