Loét dạ dày tá tràng có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh khá phức tạp, có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó ảnh hưởng của dịch vị dạ dày mà trực tiếp là acid HCl ở dạ dày đóng vai trò quan trọng. Mặc dù trong thời gian gần đây, sự ra đời của nhóm thuốc ức chế bơm proton đã mang lại tiến bộ rõ rệt trong điều trị, nhưng không phải ở đâu và không phải lúc nào cũng có thể sử dụng. Do đó, chúng ta vẫn phải nhắc đến vai trò và. | Tác dụng bất lợi của thuốc kháng histamin Loét dạ dày tá tràng có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh khá phức tạp có sự tham gia của nhiều yếu tố trong đó ảnh hưởng của dịch vị dạ dày mà trực tiếp là acid HCl ở dạ dày đóng vai trò quan trọng. Mặc dù trong thời gian gần đây sự ra đời của nhóm thuốc ức chế bơm proton đã mang lại tiến bộ rõ rệt trong điều trị nhưng không phải ở đâu và không phải lúc nào cũng có thể sử dụng. Do đó chúng ta vẫn phải nhắc đến vai trò và các tác dụng không mong muốn khi sử dụng một nhóm thuốc khác trong điều trị giảm tiết acid dạ dày - nhóm thuốc kháng histamin H2 mà thành viên nổi bật là cimetidin. Các thuốc thường được sử dụng Sau khi thử nghiệm hơn 700 hợp chất cimetidin biệt dược tagamet là thế hệ đầu tiên của thuốc kháng H2 ra đời năm 1976 được phép bán ở thị trường vào tháng 8 1977 và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi có hiệu quả trong điều trị loét dạ dày tá tràng có tác dụng cắt cơn đau nhanh liền sẹo khoảng 80 sau 6 tuần điều trị. Cimetidin nhanh chóng trở thành thuốc chống loét được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi. Kể từ đó đến nay cimetidin trở thành một trong những thuốc được kê đơn phổ biến nhất chỉ đứng sau ranitidin. Tháng 6 1983 ranitidin - một ức chế thụ thể H2 thứ hai được chấp nhận cấu trúc hơi khác với cimetidin gây giảm tiết dịch vị gấp 5 - 10 lần cimetidin khi sử dụng cùng liều. Tuy nhiên thuốc cũng không làm thay đổi diễn tiến tự nhiên của bệnh. Sau đợt điều trị ngắn hạn mà dừng thuốc tỷ lệ tái phát là 50 trong vòng 6 tháng 85 tái phát sau 1 năm. Thuốc có ít tác dụng phụ hơn cimetidin chủ yếu là nhức đầu chóng mặt ngứa. ngừng thuốc thì hết. Tháng 10 1986 và 8 1988 famotidin và nizatidin lần lượt được chấp nhận có tác dụng mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn cimetidin rất nhiều. Hiệu quả làm liền sẹo tương tự nhau của thuốc nhóm kháng H2 khi dùng trong thời gian điều trị 4 - 6 tuần. Thuốc có thể uống buổi tối hoặc chia hai lần trong ngày. Cimetidin famotidin nizatidin và ranitidin là tất cả các thuốc không cần kê đơn sẵn