Tài liệu “Lâm sinh học” được biên soạn là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành lâm nghiệp, lam học, quản lý tài nguyên rừng, mà còn cho cán bộ lâm nghiệp đang công tác tại các cơ sở nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp | TS. NGUYỄN VĂN THÊM LÃM SINH HỌC W NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP TS. NGUYỄN VĂN THÊM lâM VINH HỌC Dùng cho chuyên ngành lâm học lâm nghiệp lâm nghiệp xã hội quản lý tài nguyên rừng NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP TP. Hồ Chỉ Minh - 2004 LỜI NÓI ĐẦU Lâm sinh học ỉà một môn sinh thái học ứng dụng. Mồn khoa học này chuyên nghiên cứu các phương thức lâm sinh như khai thác - tái sinh rừng nuôi dưỡng rừng và nâng cao năng suất rừng. Do đó nó có mối liên hệ chặt chẽ với các môn học về thực vật rừng khí hậu - thủy vdn đất rừng sinh lý thực vật sinh thái thực vật sinh thái rừng điều tra rừng và quy hoạch kết quả nghiên cứu của lâm sinh học là cơ sở khoa học cho kỹ thuật lâm sinh và sinh thái rừng. Cấu trúc của cuốn sách này bao gồm Ĩ3 chương trong đó phân chia thành ba phần. Phần 1 giới thiệu khái quát về việc phân loại các phương thức khai thác nhiệm vụ khai thác trong các nhóm rừng khác nhau phân loại và đặc điểm tái sinh tự nhiên trong mối liên hệ với khai thác chính Phần 2 trinh bày nội dung các phương thức khai thác chính như khai thác chọn khai thác trắng khai thác tập trung khai thác dần khai thác theo đám xử lý khu khai thác và phương thức kinh doanh rừng chồi. Phần 3 trình bày nội dung nuôi dưỡng rừng trong đó bao gồm các loại chặt nuôi dưỡng rừng chặt vệ sinh chặt cảnh quan tỉa cành và nhánh cây nuôi dưỡng rừng bằng biện pháp hỏa học chặt vét và chặt cải thiện khai thác tổng hợp và nâng cao năng suất rừng một số phương thức lâm sinh xử lý rừng nghèo. Cuốn sách này dược biên soạn ỉàm tài liệu tham khảo không chỉ cho sinh viên đại học và cao học thuộc các ngành lâm nghiệp lâm học quản lý tài nguyên rừng mà còn cho cán bộ lâm nghiệp đang công tác tại các cơ sở nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập các nguồn thông tin từ nhiều tài liệu khác nhau nhưng nội dung cuốn sách nảy không thể tránh khỏi những thiếu sốt nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ỷ kiến góp ý bổ ích từ độc giả. Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về Bộ