Trong những bài toán mà chúng ta đã nghiên cứu thì việc tính toán độ bền là căn cứ vào ứng suất lớn nhất xuất hiện trong thanh phải nhỏ hơn giá trị ứng suất cho phép [σ] mà chúng ta đã xây dựng trước đây. Ví dụ các bài toán về kéo, nén, uốn và xoắn thuần tuý, ta có điều kiện bền | Chương 20 TÍNH ĐỘ BỀN KẾT CẤU THEO TRạNg thái giới hạn . KHÁI NIỆM VỀ trạng thái giới hạn. . Khái niệm chung. Trong những bài toán mà chúng ta đã nghiên cứu thì việc tính toán độ bền là căn cứ vào ứng suất lớn nhất xuất hiện trong thanh phải nhỏ hơn giá trị ứng suất cho phép ơ mà chúng ta đã xây dựng trước đây. Ví dụ các bài toán về kéo nén uốn và xoắn thuần tuý ta có điều kiện bền là max ơ ơ n maxiT t n 20-1 Trong đó - ơo T0 là những giới hạn nguy hiểm có thể là giới hạn chảy đối với vật liệu dẻo và giới hạn bền đối với vật liệu giòn . - n là hệ số an toàn. Nếu thanh làm việc ở trạng thái chịu lực phức tạp thì phải tính giá trị ứng suất tương đương theo một thuyết bền nào đó rồi so sánh với ứng suất cho phép ơ . Tính toán như thế được gọi là tính toán độ bền theo ứng suất cho phép USCP . Hệ số an toàn trong 20-1 biểu thị mức độ dự trữ về khả năng chịu lực của vật liệu dĩ nhiên có để ý đến những nhân tố ảnh hưởng đến độ bền như đã nêu ở chương kéo nén đúng tâm trừ bài toán uốn ngang đồng thời với uốn dọc mà ta đã phân tích ở trên nên hệ số an toàn cũng biểu thị mức dự trữ và khả năng chịu lực của kết cấu. Vậy n là hệ số an toàn chung cho ứng suất và tải trọng bên ngoài trong những bài toán đã nghiên cứu. Chúng ta chú ý một đều với cách tính độ bền bằng ứng suất cho phép thì chỉ cần một điểm một số điểm hoặc một mặt cắt nào đó mà ứng suất của nó đạt đến giới hạn nguy hiểm ơo thì coi như kết cấu đã nguy hiểm và không còn sử dụng được nữa. Cách tính theo phương pháp USCP như vậy là đặt điều kiện vật liệu làm việc trong miền đàn hồi cho nên người ta còn gọi nó là phương pháp tính trong đàn hồi. Thế nhưng trong thực tế những kết cấu làm bằng vật liệu dẻo thì trong nhiều trường hợp tuy tất cá các điểm trên một hoặc một vài mặt cắt ứng suất đạt tới giới hạn chảy kết cấu vẫn còn khả năng chịu lực thêm do vậy kết quả tính toán theo USCP ở trên là không phù hợp với nhiều bài toán thực tế và nó không tính hết khả năng chịu lực của kết cấu không tiết kiệm được vật .