Chọn đồ chơi theo lứa tuổi

Đồ chơi là “gia tài” không thể thiếu với bất cứ đứa trẻ nào. Tuy nhiên, chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, kích thích sự hứng thú và phát triển trí não của | Chọn đồ chơi theo lứa tuổi Đồ chơi là “gia tài” không thể thiếu với bất cứ đứa trẻ nào. Tuy nhiên, chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, kích thích sự hứng thú và phát triển trí não của trẻ không phải là điều đơn giản. Cần lựa chọn đồ chơi phù hợp với trẻ Từ 0 - 3 tháng tuổi: giai đoạn này, trẻ cần đồ chơi mềm nhiều màu sắc. Thị lực trẻ lúc này vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên những màu sắc tương phản mạnh sẽ giúp nó phân biệt được các hình dáng và đồ vật. Từ 4 - 10 tháng tuổi: đây được xem là giai đoạn trẻ tập làm quen với môi trường xung quanh. Ở thời điểm này, trẻ thích những đồ chơi phát ra âm thanh và có màu sắc như: xúc xắc, đàn, chút chít Theo các nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em, những đồ chơi dạng này giúp bé phát triển thị giác, thính giác và khả năng tư duy một cách toàn diện. Để trẻ có hứng thú hơn với đồ chơi, bạn có thể tham gia chơi cùng nó bằng cách cầm xúc xắc lắc theo nhịp, đưa xa dần hoặc đứa sang trái, sang phải. kéo sự tập trung của trẻ theo âm thanh, màu sắc để kích thích thính giác, thị giác phát triển. Từ 12 - 16 tháng tuổi: ở giai đoạn này trẻ rất thích vận động, nó bắt đầu tập đứng, tập đi, tò mò và muốn khám phá môi trường xung quanh. Những đồ chơi chuyển động như: ô tô, chú thỏ biết đi, trái bóng luôn khiến trẻ thích thú. Bạn có thể lăn trái bóng ra xa rồi khuyến khích con đi tìm, cách này vừa giúp nó có thể vận động vừa làm trẻ thích thú khi được khám phá môi trường xung quanh. Từ 1,5 - 2 tuổi: giai đoạn này trí tuệ trẻ đã phát triển hơn. Nó không chỉ tò mò mà còn bắt chước và làm theo động tác của người lớn. Trẻ bắt đầu có tư duy logic, vì vậy bạn có thể chọn cho con những bộ xếp hình đơn giản. Bạn cùng con xếp thành hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật sau đó đố nó tìm hình theo ý mình. Cách chơi mà học này giúp trẻ phát triển tư duy và có khả năng phán đoán nhanh. Từ 2,5 - 3,5 tuổi: ở giai đoạn này thể lực và trí não trẻ đã phát triển toàn diện hơn. Nó thích khám phá, học hỏi, chạy nhảy và thích các trò chơi vận động như: leo trèo, đuổi bắt Vì vậy, nếu muốn trẻ rèn luyện thể lực, bạn có thể cùng con đá bóng, tập cho trẻ chạy xe đạp 4 bánh Muốn trẻ rèn luyện tư suy, khả năng học hỏi nên chọn cho con đồ chơi như: búp bê, đồ chơi xếp hình phức tạp, bảng chữ cái ghép vần Trò chơi này giúp nó phát huy trí tưởng tượng phong phú và tư duy lôgic. Từ 4 - 5 tuổi: ở giai đoạn này, với bé gái bạn có thể mua cho trẻ bộ đồ chơi nấu nướng, thú tay Bạn có thể tham gia chơi với con bằng cách “phân vai”, bạn là người bán hàng, con là khách, sau đó đổi vai. Những “giao dịch giả bộ” giúp trẻ phản ứng nhanh nhạy hơn với nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống. Để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, bạn có thể đeo thú tay và cùng con diễn một vở kịch có nội dung yêu thương, chia sẻ. Với bé trai, bạn có thể chọn các loại đồ chơi thí nghiệm khoa học như: tên lửa, tạo hố thiên thạch với nhiều màu sắc và hình dạng Trò chơi này giúp trẻ say mê tìm hiểu, khám phá những hiện tượng xảy ra xung quanh. Đây cũng là cách giúp trẻ phát triển trí não và yêu khoa học hơn. Lưu ý: Ngoài những nguyên tắc chung, bạn cũng nên dựa vào tính cách của con mình để chọn đồ chơi cho phù hợp. Nếu trẻ là đứa trẻ nhút nhát hãy ưu tiên cho những đồ chơi có tính động, khi hòa mình vào trò chơi nó sẽ có những phản ứng nhanh và mạnh dạn hơn. Nếu trẻ quá hiếu động, bạn hãy chú ý đến những đồ chơi ở dạng tĩnh. Ngồi một chỗ xếp hình, nặn đất cũng là cách giúp trẻ học cách kiên nhẫn và bớt nóng vội hơn.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.