Căn cứ theo sách y học Trung Hoa (Nội kinh tố vấn luận) và tài liệu của Thừa đạm am một Châm cứu gia trứ danh Trung quốc thì khoa châm cứu là một phương pháp chữa bịnh thời tối cổ của nước này cách đây hơn năm. Người thượng cổ vì sự sống quá thô sơ nên phần nhiều bị ngoại tà xâm nhập làm thịt nhức, gân co. Khi có bệnh chỉ biết dùng lửa để hơ và dùng đá nhọn để châm chích (thạch khí thời đại) | Thích Tâm Ấn CHÂM CỨU HOC 2008. Y Học Sức Khỏe Châm cứu học Chương 1 Biên khảo về Châm cứu của Thích Tâm Ân . THÍCH TÂM ẤN CHÂM CỨU HỌC 1965 Nguồn gốc và lịch sử khoa châm cứu 1 Căn cứ theo sách y học Trung Hoa Nội kinh tố vấn luận và tài liệu của Thừa đạm am một Châm cứu gia trứ danh Trung quốc thì khoa châm cứu là một phương pháp chữa bịnh thời tối cổ của nước này cách đây hơn năm. Người thượng cổ vì sự sống quá thô sơ nên phần nhiều bị ngoại tà xâm nhập làm thịt nhức gân co. Khi có bệnh chỉ biết dùng lửa để hơ và dùng đá nhọn để châm chích thạch khí thời đại . Cách trị liệu này dần dần đúc kết thành khoa châm cứu ngày nay. Do kinh nghiệm sống thời thượng cổ Thánh nhân đã dạy rằng vì cuộc sống đơn giãn của loài người thuở ấy nên việc trị bệnh cũng đơn giãn có khi chỉ lấy tay ấn vào huyệt xoa mạnh vào vùng kinh lạc tập trung hay hơ ấm những nơi đó cũng lành bệnh được. Nên phương pháp trị bịnh thuở ấy rất giãn dị như án ma suy nả quất thử huân úy tẩm dục đồ hoán phu triêm xuy thông điều nhập đạo dẫn châm cứu chà bóp massage sửa lận xương gân cạo gió bắt gió xông giác fumigation inhalation révulasion tắm bain médicamenteuse thoa rưới Badigeonage friction đặt dán catalasme emplâtre thổi thụt insufflation nhét hậu môn suppositoire thông khoan bằng thuốc hay các chất giúp cho thông đại tiện gymnastique châm đốt vào các kinh lạc của các kinh huyệt acupunture . Tất cả các phương pháp trên chỉ có châm cứu là quan hệ nhất. Các phương pháp khác chỉ có tính cách phụ trợ giải quyết tạm thời chứ không thể lành bệnh hẳn được. Từ khi có văn tự sự ghi chép và kinh nghiệm về khoa châm cứu được hệ thống hoá có qui củ. Trái qua ngàn năm với các kinh nghiệm được thêm thắt lần hồi làm cho khoa châm cứu trở nên cực kỳ tinh vi thần diệu. Khoa này thịnh hành nhất từ năm 1277 đến năm 1628 ở Trung Hoa Cao Ly nhật Bản và Việt Nam. Từ đó ngoài những châm cứu gia các Đông y sư cũng dùng châm cứu để làm trợ liệu cho thang dược thâu thập rất nhiều kết quả khả quan .